Suy niệm lễ Chúa Ki-tô Vua

Lễ Chúa Kitô Vua đã được Đức Pi-ô XI thiết định vào năm 1925 để khẳng định niềm tin của Giáo Hội vào quyền tối thượng của Chúa Giê-su trên mọi người, mọi gia đình và mọi xã hội nhân loại. Trước đây, Lễ Chúa Kitô Vua đã được ấn định vào Chúa Nhật cuối cùng của tháng mười. Từ sau cuộc canh tân phụng vụ, Lễ nầy đóng lại Năm Phụng Vụ, như đỉnh cao của tất cả mầu nhiệm Đức Kitô.

Ed 34: 11-12, 15-17

Qua dụ ngôn người mục tử nhân lành, ngôn sứ Ê-dê-ki-en loan báo rằng Đấng Mê-si-a mà muôn dân mong đợi sẽ còn hơn một vị vua, Ngài là người mục tử nhân lành tận tình chăm lo từng con chiên một, nhất là những con chiên ốm yếu nhất.

1Cr 15: 20-26, 28

Thánh Phao-lô gợi lên vương quyền của Đức Ki-tô. Thiên Chúa đã quy phục mọi sự cho Con của Ngài, và vào ngày tận thế, Chúa Con sẽ hoàn lại cho Cha Ngài một thế giới không còn bóng dáng của Sự Ác và Tử Thần.

Matthew 25:31-46

Tin Mừng trình bày quang cảnh Ngày Chung Thẩm ở đó Đức Vua vinh hiển mở cửa Nước Trời cho tất cả những ai đã yêu mến Ngài khi yêu thương anh chị em bất hạnh, những người mà Đức Vua Tình Yêu tự đồng hoá mình với họ.

BÀI ĐỌC I (Ed 34: 11-12; 15-17)

Ngôn sứ Ê-dê-ki-en sống vào thời kỳ bi thảm nhất của lịch sử Ít-ra-en: những cuộc xâm lăng của đế quốc Ba-by-lon vào đầu thế kỷ thứ tư trước Công Nguyên. Sau khi vua Ba-by-lon là Na-bu-cô-đô-no-so đánh chiếm kinh thành Giê-ru-sa-lem lần thứ nhất vào năm 598 trước Công Nguyên, Ê-dê-ki-en là một trong đoàn người ưu tú đầu tiên bị dẫn đi lưu đày.

Trong khi sống trong cảnh lưu đày ở Ba-by-lon, ngôn sứ Ê-dê-ki-en loan báo một tai họa còn lớn lao hơn. Tai họa nầy bất ngờ xảy đến mười một năm sau đó khi quân Ba-by-lon triệt hạ kinh thành Giê-ru-sa-lem và phá hủy Đền Thờ (588-587 BC). Cuộc xuất chinh thứ nhất của quân Ba-by-lon là trừng phạt trong khi cuộc xuất chinh thứ hai chấm dứt vương quốc Giu-đa. Ngôn sứ Ê-dê-ki-en cực lực tố cáo hạnh kiểm của các nhà lãnh đạo dân Ít-ra-en là bất tài, chỉ lo cho mình mà không quan tâm gì đến quốc gia dân tộc. Họ là những mục tử gian ác đã dẫn dân chúng đến chỗ phải ly tán khắp nơi.

1. Dụ ngôn người mục tử nhân hậu.

Khi nỗi bất hạnh giáng xuống trên dân tộc mình, thì ngôn sứ Ê-dê-ki-en, trước đây loan báo tai họa, bây giờ loan báo niềm hy vọng. Sẽ đến ngày Đức Chúa sẽ đích thân cầm lấy vận mệnh của dân Ngài: Ngài sẽ là vị Mục Tử đích thật.

Sống trong cùng hoàn cảnh lịch sử với ngôn sứ Ê-dê-ki-en, nhưng không bị lưu đày như ngôn sứ Ê-dê-ki-en, ngôn sứ Giê-rê-mi-a đã sử dụng cùng một hình ảnh để loan báo một tương lai tươi sáng hơn: “Khốn thay những mục tử làm cho đoàn chiên Ta chăn dắt phải thất lạc và tan tác…Các ngươi đã xua đuổi và chẳng lưu tâm gì đến chúng. Nầy Ta sẽ để ý đến hành vi gian ác của các ngươi mà trừng phạt các ngươi. Chính ta sẽ quy tụ đoàn chiên Ta còn sót lại từ khắp mọi miền Ta đã xua chúng đến. Ta sẽ đưa chúng về đồng cỏ của chúng…Ta sẽ cho xuất hiện các mục tử để lãnh đạo chúng; họ sẽ chăn dắt chúng” (Gr 23: 1-4). Chắc chắn, sấm ngôn này của ngôn sứ Giê-rê-mi-a đã là nguồn cảm hứng cho ngôn sứ Ê-dê-ki-en sáng tác dụ ngôn mà ông khai triển suốt chương 34 được trích dẫn trong bài đọc I nầy.

2. Sứ điệp hy vọng.

Trước hết, đại họa mà ngôn sứ Ê-dê-ki-en loan báo được ứng nghiệm ngay sau đó. Quân Ba-by-lon đánh chiếm lần thứ hai, triệt hạ thành đô Giê-ru-sa-lem tàn phá Đền Thờ, bắt một số lớn dân chúng đi lưu đày, còn một số khác chạy trốn sang Ai-cập. Như vậy, đàn chiên tản mác khắp nơi. Đó là một thời kỳ thử thách, một thời kỳ “mây mù tăm tối” (hình ảnh truyền thống để gợi lên sự trừng phạt của Thiên Chúa).

Khi mây mù tăm tối bao phủ dân tộc, ngôn sứ Ê-dê-ki-en tuyên sấm rằng Thiên Chúa sẽ can thiệp. Chính Ngài sẽ đích thân chăn dắt đàn chiên của mình: “Chúng có tản mác đến tận đâu vào một ngày mây mù tăm tối, thì Ta cũng sẽ cứu chúng ra”. Ngài sẽ cho họ hồi hương trở về quê cha đất tổ. Đức Chúa sẽ đích thân băng bó tất cả những ai bị thương, bồi bổ những ai bệnh hoạn trong cơn thử thách, Ngài “sẽ dựa vào công lý mà săn sóc”.

Qua dụ ngôn này, ngôn sứ Ê-dê-ki-en lên án những kẻ cậy quyền cậy thế chà đạp những kẻ nghèo hèn khốn khổ, thấp cổ bé miệng, nhưng cũng loan báo một sứ điệp chứa chan hy vọng. Sứ điệp này được gởi đến cho những kẻ sống kiếp lưu đày tha hương và những nạn nhân xấu số của những cuộc xâm lăng, nhưng cũng tiên báo một sự thay đổi sẽ xảy đến trong lịch sử Ít-ra-en: sau cuộc hồi hương trở về, vương quyền sẽ không còn được khôi phục lại nữa. Chỉ một mình Đức Chúa sẽ là vị Vua Tối Cao của dân Ngài.

3. Tôn giáo tình yêu.

Qua dụ ngôn mục tử nhân lành, sứ điệp vị ngôn sứ gởi đến còn quan trọng hơn. Những mối liên hệ giữa Thiên Chúa và dân Ngài được trình bày như những mối liên hệ đầm ấm thân tình bằng những hình ảnh chất chứa biết bao âu yếm, sôi nổi, nồng nàn được lập đi lập lại như một điệp khúc: “Con nào mất, Ta sẽ lo tìm kiếm; con nào lạc, Ta sẽ đưa về; con nào bị thương, Ta sẽ băng bó; con nào bệnh hoạn, Ta sẽ bồi bổ; con nào béo khỏe, Ta sẽ giữ gìn”.

Ở nơi dụ ngôn người mục tử nhân lành hàm chứa một tôn giáo tình yêu. Đức Giê-su, khi lấy lại dụ ngôn này và tự nhận mình là Người Mục Tử Nhân Lành nầy, sẽ tự định vị mình vào trong truyền thống của vị ngôn sứ (Ga 10: 1-16; Matthew 18:12-14; Lc 15: 4-7).

Đức Chúa, Đấng trừng phạt dân Ngài, nhưng không quên họ và yêu mến họ, là một Thiên Chúa chí công vô tư: Ngài biết “phân xử giữa chiên và chiên, giữa dê và cừu”. Đây là hình ảnh mà thánh Mát-thêu lấy lại trong Tin Mừng hôm nay về Ngày Chung Thẩm.

BÀI ĐỌC II (1Cr 15: 20-26, 28)

Cộng đoàn Cô-rin-tô mà thánh Phao-lô đã loan báo Tin Mừng, đa số là người gốc Hy-lạp, ngay cả những người không phải gốc Hy lạp cũng chịu ảnh hưởng văn hóa Hy-lạp. Việc kẻ chết sống lại đặt ra cho họ một vấn nạn. Tại sao thân xác, vốn là chứng ngại ngăn trở linh hồn siêu thoát, lại được thăng hoa viên mãn; và vốn là ngục tù giam hãm linh hồn trong vật chất, lại được phục sinh? Đối với tư tưởng Do thái quan niệm con người như toàn thể, việc kẻ chết sống lại được cắm rể sâu vào trong niềm tin truyền thống từ nhiều thế kỷ. Thánh nhân dành đoạn kết của bức thư để trả lời cho những vấn nạn mà cộng đoàn Cô-rin-tô nêu lên.

1. Sự phục sinh của Đức Ki-tô và sự phục sinh của chúng ta.

“Đức Giê-su đã chỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu”. Chúng ta đều phải chết vì thân phận của chúng ta liên đới với sự chết và tội lỗi ở nơi A-đam, nhưng được sống lại nhờ liên đới với Đức Ki-tô. Đức Ki-tô là Đầu của toàn thể nhân loại được tái sinh, Trưởng Tử của đoàn người đông đúc được sống lại. Với Ngài, trong Ngài và nhờ Ngài toàn thể con người của chúng ta, chứ không chỉ linh hồn, được cứu độ.

2. Vương quyền của Đức Ki-tô.

Lúc đó, thánh nhân triển khai tư tưởng của mình trong một thị kiến vĩ đại về Ngày Chung Cuộc. Sau khi đã tiêu diệt dứt khoát mọi thế lực của sự Dữ và cuối cùng là sự Chết, Chúa Con sẽ trao lại cho Chúa Cha vương quyền mà Chúa Cha đã trao cho Ngài. Như vậy mọi sự đều hoàn tất. Sứ mạng của Chúa Con được chu toàn. Lúc đó, Thiên Chúa có toàn quyền trên muôn loài muôn vật.

TIN MỪNG (Matthew 25:31-46)

Năm phụng vụ hoàn tất trên thị kiến vĩ đại mà truyền thống Kitô giáo gọi “Ngày Chung Thẩm”. Thị kiến nầy đóng lại bài diễn từ Cánh Chung, trong đó Đức Giê-su gợi lên những viễn cảnh nối tiếp nhau về ngày cùng tận của thế giới và ơn cứu độ của mỗi người (Mt 24-25)

1. Con Người.

Bức tranh được gợi hứng từ thị kiến của ngôn sứ Đa-ni-en: Con Người ngự giá mây trời mà đến và Thiên Chúa trao cho người “quyền thống trị, vinh quang và vương vị; muôn người thuộc mọi dân tộc, quốc gia và ngôn ngữ đều phải phụng sự Người” (Đn 7: 13-14).

Ngai vinh hiển, sự hiện diện của các thiên thần vào ngày chung thẩm, là những nét đặc trưng của truyền thống ngôn sứ và truyền thống khải huyền. Nhưng hoạt cảnh này được soi sáng chủ yếu bởi một nhân vật huyền nhiệm được gọi là “Con Người”. “Con Người”, theo nguyên ngữ Híp-ri: “con cái của loài người”. Danh xưng Kinh Thánh này đã được gặp thấy trong sách Ê-dê-ki-en, đồng nghĩa với “một phàm nhân” như trong câu “Hỡi con người, hãy đứng cho vững, Ta sắp nói với ngươi đây” (Ed 2: 1). Trong thị kiến của ngôn sứ Đa-ni-en, “Con Người” là nhân vật xuất thân từ thiên giới, nhưng không kém một phàm nhân.

Như vậy, Đức Vua, được gọi là “Con Người” giáng trần để xét xử trần gian. Danh xưng này nhắc nhở trước tiên rằng Ngài cùng chia sẻ nhân tính của chúng ta. Nét đặc trưng nầy ngự trị toàn bộ hoạt cảnh. Vua-Thẩm Phán muốn liên đới với anh em đồng loại của mình, đặc biệt những kẻ nghèo hèn khốn khổ đến độ Ngài tự đồng hoá mình với họ: “Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã chăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đã thăm viếng”.

2. Sự liên đới của Thiên Chúa với con người:

Cựu Ước thường hằng mặc khải Thiên Chúa đứng về phía những kẻ thấp cổ bé miệng, những kẻ nghèo hèn bị áp bức. Chính Ngài đích thân đảm nhận việc báo oán cho họ. Trong sách Xuất Hành, Thiên Chúa một cách nào đó đã tự đồng hoá mình với những người khốn khổ, bị áp bức: “Bất cứ mẹ góa con côi nào, các ngươi cũng không được ức hiếp. Nếu ngươi ức hiếp mà nó kêu cứu Ta, ắt Ta sẽ nghe tiếng nó kêu cứu…Nếu ngươi giữ áo choàng của người thân cận làm vật cầm cố, thì ngươi phải trả lại cho nó trước khi mặt trời lặ; vì đó là chăn đắp duy nhất của nó, đó là áo choàng che thân nó; nó sẽ lấy gì mà ngủ? Nó mà kêu lên Ta, Ta sẽ nghe nó(Xh 22: 21, 25-26).

Sách Gióp mô tả những nguyên do Thiên Chúa trừng phạt nhân danh công lý theo cùng những từ ngữ loan báo Tin Mừng:

“Anh đòi anh em nộp của cầm mà chẳng có lý do,

lại còn lột cả áo che thân của họ.

Kẻ mệt nhoài, anh chẳng cho nước uống,

người đói lả, anh từ chối bánh ăn.

Anh trao đất đai cho kẻ có quyền hành,

và cho người thần thế được định cư.

Các quả phụ, anh đuổi về tay trắng,

các cô nhi, anh bắt phải bó tay.

Vì thế, cạm bẫy bủa vây anh tứ phía

làm cho anh bất chợt phải sợ hãi kinh hoàng” (G 22: 6-11).

3. Đức Ái là tiêu chuẩn để xét xử:

Nét tiêu biểu của Kitô giáo đó là “Mến Chúa và yêu người chỉ là một”. Nhưng ai có thể công bố “mến Chúa và yêu người chỉ là một”, nếu không là Đấng ở nơi Ngài hiệp nhất Thiên Chúa với nhân loại chúng ta?

Hoạt cảnh Ngày Chung Thẩm, theo đó việc phân định giữa những người công chính và quân vô đạo được thực hiện trên tiêu chuẩn tình yêu, thật sự minh họa hùng hồn nhất nét tiêu biểu Kitô giáo, mến Chúa và yêu người chỉ là một: “Mỗi lần các ngươi làm (hay không làm) như thế cho một trong những kẻ bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã làm (hay không làm) cho chính Ta vậy”. Sau này, trong thư thứ nhất, thánh Gioan đã khai triển luật Đức Ái này vào trong cộng đoàn Ki-tô hữu: “Nếu ai nói: ‘Tôi yêu mến Thiên Chúa’ mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mình mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy” (1Galatians 4:20).

4. Chiều kích Ki-tô giáo.

Được đặt vào trong bối cảnh lịch sử của nó, đoạn Tin Mừng nầy đã có âm vang ngay tức thời. Đức Giê-su đã từng gọi các môn đệ Ngài là những “kẻ bé nhỏ”, đặc biệt trong Diễn Từ Từ Biệt trước khi bước vào cuộc Khổ Nạn của Ngài: “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy” (Ga 13: 33). Vào lúc thánh Mát-thêu ghi lại đoạn Tin Mừng hôm nay, những người Kitô hữu đang phải sống trong cảnh bách hại, bị ngược đãi và tù đày, chịu những gian truân tứ bề. Đức Giê-su dự phần vào những nỗi truân chuyên của họ. Không phải trên đường Đa-mát Chúa Ki-tô đã hiện ra và chất vấn với thánh Phao-lô, kẻ lùng bắt bách hại các Ki-tô hữu: “Tại sao ngươi bách hại Ta?” đó sao? Chắc chắn đoạn Tin Mừng hôm nay đã đem đến một niềm an ủi lớn lao biết là ngần nào không những cho những người Kitô hữu chịu bách hại, ngược đãi, tù đày. Bởi vì Đức Ki-tô đã tự đồng hóa mình với họ. Tuy nhiên, bản văn này có một tầm mức hoàn vũ hơn.

5. Chiều kích hoàn vũ.

Trong bối cảnh Chung Thẩm hùng vĩ: “Các dân thiên hạ sẽ tụ họp trước mặt Người”, Vua-Thẩm Phán ngỏ lời với hết mọi người, không phân biệt tôn giáo, dân tộc. Vì thế, “những kẻ bé nhỏ” cũng là tất cả những ai nghèo hèn khốn khổ trong cuộc đời này, chính họ mà Ngài cũng đã tự đồng hóa mình. Quả thật, trong sách Tin Mừng này, ngay từ khởi đầu sứ mạng công khai của mình, Chúa Giê-su công bố “Các Mối Phúc” được gởi đến hết mọi người: “Phúc thay ai…” (Matthew 5:1-10).

Khi nối kết diễn từ Chung Thẩm với diễn từ “Các Mối Phúc”, Ngài đem đến một khía cạnh mới mẽ. Ngài mở rộng sự tuyển chọn của Thiên Chúa vượt quá bên kia Kitô giáo. Tất cả những ai thực hành Đức Ái huynh đệ sẽ được định vị trong tinh thần của Đức Kitô: họ sẽ dự phần vào những lời chúc phúc của Chúa Cha.

Đây là ân ban trực tiếp của mầu nhiệm Nhập Thể. Ngôi lời Nhập thể không là một giai đoạn tạm thời: Thiên Chúa thật sự tháp nhập vĩnh viễn vào nhân loại. Và qua nhân loại, đặc biệt là những người nghèo hèn khốn khổ, bị áp bức, bị tước đoạt đến khốn cùng, Ngài cho chúng ta được tháp nhập vào Ngài. Hơn bất cứ đoạn Tin Mừng nào khác, Tin Mừng hôm nay chất vấn với mỗi người Ki-tô hữu chúng ta chỉ trên một điều: “làm hay không làm” cho anh chị em khốn khổ mà chúng ta gặp gỡ thường ngày là “làm hay không làm” cho chính Ngài. Sự khác biệt giữa những người Ki-tô hữu với những người khác chính là ở điểm này: “Đầy tớ nào đã biết ý chủ mà không chuẩn bị sẵn sàng, hoặc không làm theo ý chủ, thì sẽ bị đòn nhiều. Còn kẻ không biết ý chủ mà làm những điều đáng phạt, thì sẽ bị đòn ít” (Lc 12: 47-48).

Lm Inhaxiô Hồ Thông

Matthew 25:31-46
View in: NAB
31And when the Son of man shall come in his majesty, and all the angels with him, then shall he sit upon the seat of his majesty.
32And all nations shall be gathered together before him, and he shall separate them one from another, as the shepherd separateth the sheep from the goats:
33And he shall set the sheep on his right hand, but the goats on his left.
34Then shall the king say to them that shall be on his right hand: Come, ye blessed of my Father, possess you the kingdom prepared for you from the foundation of the world.
35For I was hungry, and you gave me to eat; I was thirsty, and you gave me to drink; I was a stranger, and you took me in:
36Naked, and you covered me: sick, and you visited me: I was in prison, and you came to me.
37Then shall the just answer him, saying: Lord, when did we see thee hungry, and fed thee; thirsty, and gave thee drink?
38And when did we see thee a stranger, and took thee in? or naked, and covered thee?
39Or when did we see thee sick or in prison, and came to thee?
40And the king answering, shall say to them: Amen I say to you, as long as you did it to one of these my least brethren, you did it to me.
41Then he shall say to them also that shall be on his left hand: Depart from me, you cursed, into everlasting fire which was prepared for the devil and his angels.
42For I was hungry, and you gave me not to eat: I was thirsty, and you gave me not to drink.
43I was a stranger, and you took me not in: naked, and you covered me not: sick and in prison, and you did not visit me.
44Then they also shall answer him, saying: Lord, when did we see thee hungry, or thirsty, or a stranger, or naked, or sick, or in prison, and did not minister to thee?
45Then he shall answer them, saying: Amen I say to you, as long as you did it not to one of these least, neither did you do it to me.
46And these shall go into everlasting punishment: but the just, into life everlasting.
Matthew 18:12-14
View in: NAB
12What think you? If a man have an hundred sheep, and one of them should go astray: doth he not leave the ninety-nine in the mountains, and go to seek that which is gone astray?
13And if it so be that he find it: Amen I say to you, he rejoiceth more for that, than for the ninety-nine that went not astray.
14Even so it is not the will of your Father, who is in heaven, that one of these little ones should perish.
Matthew 25:31-46
View in: NAB
31And when the Son of man shall come in his majesty, and all the angels with him, then shall he sit upon the seat of his majesty.
32And all nations shall be gathered together before him, and he shall separate them one from another, as the shepherd separateth the sheep from the goats:
33And he shall set the sheep on his right hand, but the goats on his left.
34Then shall the king say to them that shall be on his right hand: Come, ye blessed of my Father, possess you the kingdom prepared for you from the foundation of the world.
35For I was hungry, and you gave me to eat; I was thirsty, and you gave me to drink; I was a stranger, and you took me in:
36Naked, and you covered me: sick, and you visited me: I was in prison, and you came to me.
37Then shall the just answer him, saying: Lord, when did we see thee hungry, and fed thee; thirsty, and gave thee drink?
38And when did we see thee a stranger, and took thee in? or naked, and covered thee?
39Or when did we see thee sick or in prison, and came to thee?
40And the king answering, shall say to them: Amen I say to you, as long as you did it to one of these my least brethren, you did it to me.
41Then he shall say to them also that shall be on his left hand: Depart from me, you cursed, into everlasting fire which was prepared for the devil and his angels.
42For I was hungry, and you gave me not to eat: I was thirsty, and you gave me not to drink.
43I was a stranger, and you took me not in: naked, and you covered me not: sick and in prison, and you did not visit me.
44Then they also shall answer him, saying: Lord, when did we see thee hungry, or thirsty, or a stranger, or naked, or sick, or in prison, and did not minister to thee?
45Then he shall answer them, saying: Amen I say to you, as long as you did it not to one of these least, neither did you do it to me.
46And these shall go into everlasting punishment: but the just, into life everlasting.
Galatians 4:20
View in: NAB
20And I would willingly be present with you now, and change my voice: because I am ashamed for you.
Matthew 5:1-10
View in: NAB
1And seeing the multitudes, he went up into a mountain, and when he was set down, his disciples came unto him.
2And opening his mouth, he taught them, saying:
3Blessed are the poor in spirit: for theirs is the kingdom of heaven.
4Blessed are the meek: for they shall possess the land.
5Blessed are they that mourn: for they shall be comforted.
6Blessed are they that hunger and thirst after justice: for they shall have their fill.
7Blessed are the merciful: for they shall obtain mercy.
8Blessed are the clean of heart: for they shall see God.
9Blessed are the peacemakers: for they shall be called children of God.
10Blessed are they that suffer persecution for justice' sake: for theirs is the kingdom of heaven.