1. SỰ LIÊN HỆ GIỮA NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
- Mầu nhiệm nhập thể gợi hứng cho phương pháp sư phạm giáo lý. Mầu nhiệm này cũng có những hàm ý về phương pháp học của huấn giáo, vốn phải quy về Lời Chúa đồng thời cũng chú ý đến những đòi hỏi thật của kinh nghiệm con người. Đó là vấn đề sống trung thành với Thiên Chúa và nhân loại để tránh bất cứ sự tương phản, phân chia, hay coi thường giữa phương pháp và nội dung. Là một đối tượng của đức tin, nội dung của huấn giáo không thể lệ thuộc một cách bàng quan vào bất cứ phương pháp nào, nhưng đòi hỏi rằng nội dung này phản ánh bản chất của sứ điệp Tin Mừng với các nguồn của nó đồng thời cũng kể đến những hoàn cảnh cụ thể của cộng đồng Hội Thánh và cá nhân những người đã được rửa tội. Điều quan trọng là phải nhớ rằng mục tiêu giáo dục của việc dạy giáo lý quyết định những chọn lựa về phương pháp.
Tính đa dạng của các phương pháp
- Mặc dù Hội Thánh xác nhận tính ưu việt của đức tin, nhưng vẫn có một ý thức trách nhiệm và một lòng say mê chân thành về giáo dục khi bàn về các tiến trình và các phương pháp dạy giáo lý. Huấn giáo không có một phương pháp riêng nào, nhưng rộng mở để lượng giá các phương pháp khác nhau, dấn thân vào các phương pháp sư phạm và đứng lớp cùng để cho mình được hướng dẫn bởi Tin Mừng cần cho việc nhận ra chân lý về bản tính nhân loại. Trong giòng lịch sử Hội Thánh nhiều đặc sủng của việc phục vụ Lời Chúa đã mở ra những con đường khác nhau về phương pháp, một dấu chỉ của sinh lực và sự phong phú. “Sự phát triển về tuổi tác và trí khôn của các Kitô hữu, mức độ trưởng thành về Hội Thánh và tâm linh cùng nhiều hoàn cảnh cá nhân khác đòi hỏi rằng việc dạy giáo lý phải thích nghi rộng rãi với nhiều phương pháp khác nhau”.[1] Việc thông truyền đức tin trong huấn giáo, vốn qua trung gian của con người, tuy vẫn là một sự kiện của ân sủng, xảy đến bởi cuộc gặp gỡ của Lời Chúa với kinh nghiệm của con người. Thánh Tông Đồ Phaolô nói rằng, “ân sủng được ban cho mỗi người chúng ta tùy theo mức độ Đức Kitô ban cho” (Ep 4:7). Cho nên, ân sủng được thể hiện cả qua những dấu chỉ khả thức, là những gì mở ra cho chúng ta mầu nhiệm, lẫn qua những cách thức mà chúng ta không biết.
- Vì Hội Thánh không có phương pháp riêng của mình để rao giảng Tin Mừng, cần phải có một nỗ lực biện phân để thử mọi sự và giữ lại những gì là tốt (x. Tx 5:21). Như đã được thực hiện nhiều lần trong suốt dòng lịch sử, huấn giáo có thể lượng giá những tiếp cận theo phương pháp học đặt trọng tâm nhiều hơn vào các thực tại của đời sống hay dựa trên sứ điệp của đức tin. Điều này lệ thuộc vào những hoàn cảnh cụ thể của các đối tượng của huấn giáo. Trong cả hai trường hợp điều quan trọng là sử dụng một nguyên tắc liên hệ lẫn nhau vốn nối kết cả hai bình diện. Những biến cố cá nhân và xã hội của đời sống và lịch sử tìm được một ánh sáng của sự giải thích trong nội dung của đức tin; đằng khác nội dung này phải luôn luôn được trình bày bằng cách cho thấy các hàm ý mà nó có cho đời sống. Trình tự này bao hàm một khả năng chú giải: nếu được giải thích trong mối tương quan với lời rao giảng (ban đầu) của Kitô giáo, được tỏ lộ trong chân lý; đằng khác, lời rao giảng ban đầu (kerygma) luôn luôn có một giá trị cứu độ và sự sung mãn của đời sống.
2. KINH NGHIỆM CỦA CON NGƯỜI
- Kinh nghiệm của con người là điều thiết yếu cho huấn giáo, trong căn tính và tiến trình của nó và cũng trong nội dung và phương pháp, bởi vì nó không những nó chỉ là nơi mà ở đó Lời Chúa được rao gảing mà còn là không gian mà ở đó Thiên Chúa nói. Kinh nghiệm của cá nhân hau của xã hội như một tổng thể phải được tiếp cận với một thái độ yêu thương, chấp nhận, và tôn trọng. Thiên Chúa hoạt động trong đời sống mọi người và trong lịch sử, và giáo lý viên noi gương Chúa Giêsu trong việc mở lòng ra cho sự hiện diện này. Điều này giải thoát họ khỏi việc nghĩ về con người và lịch sử chỉ như các thụ nhân của sáng kiến cùng thiết lập một mối liên hệ hỗ tương và đối thoại, trong việc lắng nghe những gì Chúa Thánh Thần đã âm thầm thực hiện.
- Trong việc rao giảng Nước Trời của Người, Chúa Giêsu tìm kiếm, gặp gỡ và chào đón con người trong các hoàn cảnh cụ thể của đời sống. Trong giáo huấn của mình, Người cũng mở đầu từ việc quan sát các biến cố trong đời sống và lịch sử, mà Người giải thích từ viễn cảnh khôn ngoan. Có một cái gì bộc phát về việc Chúa Giêsu thừa nhận kinh nghiệm sống được thấy rõ đặc biệt trong các dụ ngôn. Các dụ ngôn này, bắt đầu từ việc quan sát các sự kiện và kinh nghiệm mà ai cũng biết. gợi thắc mắc cho các thính giả của Người vả để bắt đầu một tiến trình suy tư nội tâm. Thực ra, các dụ ngôn không chỉ là các thí dụ để làm sáng tỏ một sứ điệp mà còn kêu gọi sống một cuộc sống trong sự mở lòng và hòa hợp với Lời Chúa. Chúa Giêsu đã làm cho kinh nghiệm con người đáng sống hơn qua việc nhận ra trong đó sự hiện diện của Thiên Chúa.
- Theo gương Chúa Giêsu, huấn giáo giúp soi sáng và giải thích các kinh nghiệm sống trong ánh sáng Tin Mừng. Con người đương thời đang vật lộn để hiểu ý nghĩa của những hoàn cảnh tan tác mà họ gặp. Điều này còn thậm chí dẫn đến việc sống tách biệt giữa đức tin mà mình tuyên xưng với kinh nghiệm của con người. Việc tái giải thích cuộc đời bằng con mắt đức tin nuôi dưỡng một cái nhìn khôn ngoan và tổng thể về nó. Nếu huấn giáo bỏ bê không nối kết kinh nghiệm của con người với sứ điệp được mặc khải, nó có nguy cơ chỉ để chúng cạnh nhau cách nhân tạo hoặc có nguy cơ hiểu lầm sự thật.
- Chúa Giêsu sử dụng các kinh nghiệm và hoàn cảnh của con người để tiêu biểu cho các thực tại siêu việt và đồng thời ám chỉ thái độ cần phải có. Trong khi giải thích các mầu nhiệm của Nước Trời, Chúa thực ra dựa vào những hoàn cảnh thông thường của thiên nhiên và hoạt động của con người (chẳng hạn như, hạt giống mọc lên, người lái buôn tìm kho tàng, người cha chuẩn bị tiệc cưới cho con mình…). Để làm cho sứ điệp Kitô giáo dễ hiểu, huấn giáo phải đánh giá cao kinh nghiệmcủa con người, vốn luôn là hình thức cơ bản của việc suy niệm để tìm ra chân lý của Mặc Khải.
3. KÝ ỨC
- Ký ức là một khía cạnh không thể thiếu được của lịch sử cứu độ. Dân Israel được thôi thúc luôn giữ cho ký ức sống động, không được quên những ân huệ của Chúa. Đây là vấn đề giữ trong lòng những biến cố minh chứng những sáng kiến của Thiên Chúa, mà lúc bấy giờ chưa hiểu rõ nhưng được cảm nhận là những biến cố cứu độ. Đức Mẹ Maria đã biết làm sao để giữ mọi sự trong lòng (x. Lc 2:51). Cho nên, trong ý nghĩa thâm sâu nhất của nó, ký ức nhắc lại tính ưu việt của ân sủng; nhận ra những hồng ân của Thiên Chúa và biết ơn đối với những hồng ân ấy. Huấn giáo biết dùng việc cử hành hay tưởng niệm các biến cố cả thể của lịch sử cứu độ để giúp các tín hữu cảm thấy mình là một phần của lịch sử ấy. Theo ánh sáng của điều này, chúng ta thấy rõ rằng tại sao ký ức là điều có giá trị trong việc dạy giáo lý như một chìa khóa quan trọng của việc thông truyền Mặc Khải. Thánh Tông Đồ Phêrô viết: “Vì thế, tôi sẽ luôn nhắc cho anh em nhớ lại những điều trên, mặc dầu anh em đã biết rồi và đang sống vững vàng theo sự thật anh em hiện nắm giữ. Và tôi sẽ cố gắng, để trong mọi trường hợp, sau khi tôi ra đi, anh em có thể nhớ lại các điều ấy” (2 Proverbs 1:12,15). Việc dạy giáo lý là một phần của cuộc tưởng niệm (anamnesis) là điều giữ cho sự hiện diện của Chúa được sống mãi. Vì thế, ký ức đã tạo thành một bình diện không thể thiếu được của phương pháp sư phạm đức tin ngay từ thủa ban đầu của Kitô giáo.
- Theo một truyền thống có từ những thế kỷ đầu của Hội Thánh, các tín hữu buộc phải học thuộc lòng lời tuyên xưng đức tin khi đó chưa được viết thành văn, nhưng vẫn sống động trong trí khôn và tâm hồn của mỗi tín hữu và như thế trở nên lương thực hằng ngày. Điều quan trọng trong việc dạy giáo lý là sau khi trình bày giá trị và giải thích lời tuyên xưng đức tin và những đoạn văn khác từ Thánh Kinh, phụng vụ và việc đạo đức phổ thông, cũng phải giúp nhớ những điều này ngõ hầu đưa ra một nội dung trực tiếp vốn là một phần của di sản chung của các tín hữu. “Chúng ta có thể nói rằng các bông hoa này của Đức Tin và lòng đạo đức không thể mọc trong các nơi hoang địa của việc dạy Giáo Lý mà không có trí nhớ. Điều cần thiết là những gì phải nhớ cũng phải được từ từ hiểu biết một cách sâu sắc, để chúng trở thành nguồn mạch của đời sống Kitô hữu ở mức độ riêng và mức độ cộng đoàn”.[2]
- “Việc học thuộc những công thức của đức tin và việc tuyên xưng chúng phải được hiểu trong trong ‘vườn ươm’ của truyền thống hay phạm vi của traditio (truyền thống) và của redditio (giải thích), vì việc truyền đạt đức tin trong việc dạy giáo lý (traditio) tương ứng với những đáp trả của học viên trong cuộc hành trình học giáo lý rồi sau đó trong đời sống (redditio)”. [3] Tuy nhiên, sự đáp trả này không tự động, vì việc tryền thụ đức tin cho người nghe đòi hỏi phải có một đón nhận thích hợp (receptio) và nội tâm hóa. Để tránh cho việc học thuộc lòng không bị khô khan hoặc bị coi là chính cùng đích, thì phải kể đến nó trong tương quan với những yếu tố khác của tiến trình dạy giáo lý, như mối liên hệ, đối thoại, suy nghĩ, im lặng và đồng hành.
4. NGÔN NGỮ
- Ngôn ngữ, với các ý nghĩa về mối liên hệ của nó, là một phần thiết yếu của kinh nghiệm của con người. Việc dạy giáo lý phải được điều chỉnh theo sự đa dạng của những con người, của nền văn hóa, lịch sử, hay môi trường của họ, của cách thế và khả năng hiểu biết thực tại của họ. Đó là một hành động sư phạm được nói lên rõ ràng theo những ngôn ngữ khác nhau của các tham dự viên và đồng thời là cái giá nâng đỡ một ngôn ngữ riêng biệt. Thực ra, “Chúng ta không tin vào những công thức, nhưng tin vào những thực tại mà các công thức đó diễn tả, những thực tại mà đức tin cho phép chúng ta “đụng chạm tới”… Tuy nhiên, chúng ta tiếp cận những thực tại đó nhờ sự trợ giúp của những công thức diễn tả đức tin. Những công thức này cho phép diễn tả và lưu truyền đức tin, cử hành đức tin trong cộng đoàn, làm cho tín hữu thấm nhuần và sống đức tin mỗi ngày một hơn. Hội Thánh … dạy chúng ta ngôn ngữ đức tin để dẫn dắt chúng ta hiểu biết đức tin và sống đức tin”.[4]
- Vì thế, huấn giáo được truyền tải trong một ngôn ngữ là một thể hiện của đức tin của Hội Thánh. Trong lịch sử của mình, Hội Thánh đã thông truyền đức tin của mình quan Thánh Kinh (ngôn ngữ Thánh Kinh), các biểu tượng và nghi thức phụng vụ (ngôn ngữ biểu tượng phụng vụ), các tác phẩm của các Giáo Phụ, các Kinh Tin Kính, các trình bày của Huấn Quyền (ngôn ngữ giáo lý), và chứng từ của các thánh và các vị tử vì đạo (ngôn ngữ thực hành). Các ngôn ngữ này là những ngôn ngữ chính của đức tin của Hội Thánh cho phép các tín hữu chia sẻ một ngôn ngữ chung. Huấn giáo đánh giá cao các ngôn ngữ ấy, giải thích ý nghĩa và tầm quan trọng của chúng trong đời sống các tín hữu.
- Đồng thời, việc dạy giáo lý thích nghi một cách có sáng kiến các ngôn ngữ của các nền văn hóa của các dân tộc, qua đó đức tin được diễn tả một cách đặc thù, và giúp cộng đồng Hội Thánh tìm được những cách mới mẻ thích hợp với người nghe. Thực ra, “Sứ vụ vẫn là một, nhưng nhưng ngôn ngữ dùng để rao gảing Tin Mừng phải được đổi mới vối sự khôn ngoan về mục vụ. Đây là điều sống còn vừa để cho những người đương thời của chúng ta có thể hiểu, vừa để cho Truyền Thống của Hội Thánh có thể nói với các nền văn hóa trong thế giới ngày nay và giúp chúng mở ra cho hoa quả vĩnh cửu của sứ điệp của Đức Kitô”.
Ngôn ngữ kể chuyện
- Huấn giáo đánh giá cao tất cả mọi ngôn ngữ giúp nó chu toàn bổn phận; cách đặc biệt, nó chú tâm đến các ngôn ngữ kể chuyện và tự thuật. Trong những năm gần đây một số lãnh vực văn hóa khác nhau đã tái khám phá ra rằng thể văn kể chuyện không nhửng là công cụ của ngộn ngữ học, nhưng trên hết là một phương tiện mà qua đó người ta hiểu chính mình và thực tại chung quanh họ và làm cho kinh nghiệm của họ có ý nghĩa. Cộng đồng Hội Thánh cũng càng ngày càng trở nên ý thức hơn bao giờ hết về căn tính tường thuật của chính đức tin, như Thánh Kinh làm chứng trong những tường thuật lớn về nguồn gố, các tổ phụ, và dân được tuyển chọn, trong câu chuyện về Chúa Giêsu được kể trong các sách Tin Mừng và trong các tường thuật về sự khởi đầu của Hội Thánh.
- Qua nhiều kỷ nguyên, Hội Thánh đã giống như một cộng đồng gia đình, dưới những hình thức khác nhau, đã tiếp tục kể lại câu chuyện cứu độ, trong khi thu nhận vào chính mình những ai đón nhận câu chuyện ấy, Ngôn ngữ kể chuyện có một khả năng nội tại để hoà hợp tất cả mọi ngôn ngữ của đức tin chung quanh cốt lõi trung tâm của đức tin là mầu nhiệm Vượt Qua. Hơn nữa, nó nuôi dưỡng động năng cảm nghiệm của đức tin bởi vì nó liên quan đến con người trong mọi khía cạnh của nó: tình cảm, nhận thức, ý muốn. Cho nên, thật tốt khi nhìn nhận giá trị của kể chuyện trong việc dạy giáo lý bởi vì nó nhấn mạnh đến khía cạnh lịch sử của đức tin và tầm quan trọng hiện sinh của nó, khi đan kết một cách phong phú câu chuyện về Chúa Giêsu, về đức tin của Hội Thánh và đời sống của những người kể lại và lắng nghe nó. Ngôn ngữ kể chuyện đặc biệt thích hợp cho việc truyền thụ đức tin trong một nền văn hóa càng ngày càng thiếu chiều sâu và những mô thức truyền thông hiệu quả.
Ngôn ngữ của nghệ thuật
- Các hình ảnh của nghệ thuật Kitô giáo, khi chúng xác thực, bày tỏ qua nhận thức của giác quan rằng Chúa vẫn đang sống, hiện diện, cùng làm việc trong Hội Thánh và lịch sử.[6] Cho nên, chúng tạo thành một ngôn ngữ đức tin thật. Có một câu nói lừng danh” “Nếu một người ngoại đạo hỏi bạn, ‘Hãy chỉ cho tôi đức tin’ […] bạn sẽ đưa người ấy đến nhà thờ trước các ảnh tượng thánh”.[7] Danh mục các ảnh tượng này, dù nhiều và có nhiều kiểu hợp pháp, trong thiên kỷ niên thứ nhất đã là một kho tàng chung của Hội Thánh chưa bị phân ly và đóng vai trò quan trọng trong việc Phúc Âm hóa, bởi vì nhờ việc suy niệm những biểu tượng phổ quát, nó chạm đến những ao ước và tình cảm thâm sâu nhất có khả năng đem lại một biến đổi nội tâm. Do đó, trong thời đại chúng ta, các hình ảnh có thể giúp người ta có một kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa qua việc chiêm ngắm vẻ đẹp của các hình ảnh ấy. Thực ra, những hình ảnh này đem lại cho người chiêm ngắm chúng một cái nhìn về Đấng Khác vô hình, cung cấp một con đường đi đến thực tại của thế giới tâm linh và cánh chung.
- Việc sử dụng hình ảnh trong việc huấn giáo gợi lại kiến thức cổ xưa của Hội Thánh. Giữa những điều khác, hình ảnh giúp các tín hữu biết và nhớ những biến cố của lịch sử cứu độ một cách nhanh chóng và trực tiếp hơn. Điều được gọi là “biblia pauperum” là một sưu tập có sắp xếp mà ai cũng thấy được của các tình tiết được đại diện bằng những diễn tả nghệ thuật trong các vương cung thánh đường và các nhà thờ, vẫn còn là một hình thức thật sự của việc dạy giáo lý ngày nay. Khi các tác phẩm nghệ thuật được chọn lựa cẩn thận, chúng có thể góp phần vào việc trưng bày cách trực tiếp nhiều khía cạnh của các chân lý đức tin, chạm đến tâm hồn và giúp đỡ tromng việc nội tâm hóa sứ điệp.
- Di sản âm nhạc của Hội Thánh, có một giá trị nghệ thuật và tinh thần vô giá, cũng là một phương tiện thông truyền đức tin và cấu thành một sở hữu có ích cho việc Phúc Âm hóa, bởi vì nó thấm nhuần tinh thần con người một ao ước sự vô biên. Sức mạng của thánh nhạc được Thánh Augustinô diễn tả rất hay: “Con đã khóc khi nghe các thánh thi và thánh ca chúc tụng Ngài thế nào, bị rúng động thâm sâu bởi những giọng hát ngọt nghào cuả Hội Thánh Ngài! Những giọng ấy rộn ràng trong tai con và chân lý đâm sâu vào lòng con, và tất cả trở nên một cảm tình yêu thương đem lại cho con niềm vui đến nỗi con bật khóc”. [8] Các bài ca phụng vụ cũng sở hữu một sự phong phú về giáo lý dễ dàng đi vào tâm trí hơn và in sâu hơn vào tâm hồn con người khi được truyền đi với âm hanh của âm nhạc.
- Hội Thánh, qua nhiều kỷ nguyên đã tương tác với những cách diễn tả nghệ thuật khác nhau (văn chương, kịch nghệ, phim ảnh, v.v…), cũng được mời gọi mở ra, với ý thức nhận xét, cho nghệ thuật đương thời, “bao gồm cả những hình thức thẩm mỹ không theo quy ước là những điều không mấy có ý nghĩa với người rao giảng Tin Mừng, nhưng lại hấp dẫn với những người khác”.[9] Nghệ thuật như thế có thể có công mở lòng một người ra cho ngôn ngữ của giác quan, giúp người ấy không còn chỉ là một người ngắm nhìn các tác phẩm nghệ thuật nhưng tham gia vào kỳ công. Các kinh nghiệm về nghệ thuật này, thường bị tràn ngập bởi một cảm giá mãnh liệt của việc tìm kiếm ý nghĩa và tâm linh, có thể giúo đỡ trong việc hoán cải của các giác quan, vốn là một phần của cuộc hành trình đức tin; chúng cũng có thể khuyến khích việc từ bỏ chủ trương duy lý nào đó mà việc dạy giáo lý có thể rơi vào.
Các ngôn ngữ và dụng cụ thuật số
- Ngôn ngữ của việc dạy giáo lý không tránh khỏi việc gặp gỡ tất cả các khía cạnh của việc truyền thông và các dụng cụ của nó. Những thay đổi sâu xa trong viễn thông, hiển nhiên ở mức độ kỹ thuật, đang tạo ra những thay đổi ở mức độ văn hóa.[10] Các kỹ thuật mới đã đã tạo nên một hạ tầng cơ sở văn hóa mới ảnh hưởng đến việc truyền thông và đời sống con người. Trong không gian ảo, là không gian mà nhiều người cho là không kém quan trọng só với thế giới thật, người ta tìm được tin tức và thông tin, khai triển và bày tỏ các ý kiến, tham gia tranh luận, đối thoại và tìm những câu trả lời cho các thắc mắc. Không kể đến các hiện tượng này cách đầy đủ dẫn đến nguy cơ tỏ ra không còn quan trọng đối với nhiều người.
- Trong Hội Thánh chúng ta thường có thói quen truyền thông một chiều: giảng huấn, dạy dỗ, và trình bày những tóm lược về giáo lý. Hơn nữa, chỉ sử dụng chữ viết mà thôi cũng khó mà nói với giới trẻ, vốn quen dùng một ngôn ngữ bao gồm một tổng hợp của chữ viết, âm thanh và hình ảnh. Thay vào đó, các hình thức truyền thông thuật số cung cấp những khả năng lớn lao hơn, trong đó chúng mở ra cho sự tương tác. Đó là lý do tại sao, cùng với kiến thức về kỹ thuật, cần phải học những tiếp cận hiệu quả để truyền thông và đảm bảo một sự hiện diện trên mạng (internet) là điều làm chứng cho những giá trị của Tin Mừng.
- Các kỹ thuật thông tin và truyền thông, các phương tiện truyền xã hội và các dụng cụ thuật số làm cho những nỗ lực hợp tác, chia sẻ công việc, cùng trao đổi kinh nghiệm và kiến thức được dễ dàng hơn. “Các mạng xã hội, vừa như phương tiện của việc Phúc Âm hóa, cũng có thể là một yếu tố trong việc phát triển con người. Chẳng hạn như, trong một vài bối cảnh địa lý hay văn hóa mà ở đó các Kitô hữu cảm thấy bị cô lập, các mạng xã hội có thể củng cố cảm giác hợp nhất thực sự của họ với cộng đồng các tín hữu trên toàn thế giới”.[11]
- Thật tốt cho các cộng đồng để cố gắng không những đề cập đến thách đố mới về văn hóa này, mà còn trả lời cho các thế hệ mới bằng những công cụ vốn đang được sử dụng thường xuyên trong việc dạy học. Nó cũng là một ưu tiên cho huấn giáo để giáo dục các tín hữu biết cách sử dụng tốt những công cụ này và hiểu biết sâu xa hơn về nền văn hóa thuật số, giúp họ biện phân những bình diện tích cực và những bình diện mập mờ. Các giáo lý viên ngày nay phải ý thức về mức độ mà thế giới ảo có thể để lại những dấu vết sâu đặm, nhất là trong những người trẻ hơn và yếu ớt hơn, và nó ảnh hưởng thế nào đến việc điều khiển tình cảm hay tiến trình xây dựng căn tính của một người.
- Tuy nhiên, thực tại ảo không thể thay thế thực tại tâm linh, bí tích và Hội Thánh được kinh ngiệm trong việc gặp gỡ trực tiếp giữa con người: “Chính chúng ta là phương tiện truyền thông và vấn đề thực sự không liên quan đến việc có được các kỷ thuật mới nhất, ngay cả khi những kỹ thuật này làm cho sự diện hợp lệ khả thi. Cần phải hoàn toàn rõ ràng rằng Thiên Chúa mà chúng ta tin, Đấng yêu thương mọi người một cách mãnh liệt, muốn tỏ mình ra qua những phương tiện mà chúng ta có, dù chúng có nghèo nàn đến đâu, bởi vì chính Ngài đang làm việc, Ngài là Đấng biến đổi và cứu độ chúng ta”.[12]
5. NHÓM
- Cộng đồng Kitô hữu là tác nhân chính của việc dạy giáo lý. Vì lý do này mà khoa sư phạm giáo lý phải cố gắng hết sức để truyền đạt tầm quan trọng của cộng đồng như không gian cơ bản cho việc tăng trưởng cá nhân. Mô thức cộng đồng cũng được thấy rõ trong động năng của nhóm, nơi cụ thể để sống “mối liên hệ mới mà Đức Chúa Giêsu Kitô mang đến” có thể “trở thànhmột kinh nghiệm thật của tình huynh đệ”.[13] Việc chú tâm đến những mối liên hệ nhóm có một tầm quan trọng về sư phạm: nó phát triển cảm giác thuộc về Hội Thánh và giúp lớn lên trong đức tin.
- Nhóm là điều quan trọng trong tiến trình đào luyện con người. Điều này áp dụng cho mọi lứa tuổi: trẻ em, là những người cần được giúp đỡ trong việc trở nên xã hội hóa một cách thích hợp; người trẻ, là những người cảm thấy một cách sắc bén nhu cầu có những liên hệ chân thật; người trưởng thành, là những người muốn kinh nghiệm việc chia sẻ và đồng trách nhiệm trong Hội Thánh và trong xã hội. Giáo lý viên được mời gọi đánh thức trong nhóm kinh nghiệm về cộng đồng như một cách diễn tả rõ ràng nhất về đời sống Hội Thánh, vốn tìm thếy hình thức tỏ tưởng nhất của nó trong việc cử hành Thánh Lễ. Nếu nó là một chỗ thật sự cho các mối liên hệ giữa con người, kinh nghiệm về nhóm là một thửa đất mầu mỡ chom việc đón chào và chia sẻ sứ điệp cứu độ. Cùng với việc rao giảng Tin Mừng theo hình thức nhóm, việc thông truyền đức tin cũng đòi hỏi sự tiếp xúc giữa người với người.
- Sự tương tác một cách xây dựng giữa con người thiết lập nhóm như một nơi mà ở đó sự trao đổi và truyền thông sâu xa phát triển. Khi nó mãnh liệt và hiệu quả, nhóm chu toàn chức năng nâng đỡ sự phát triển của các thành viên của mình một cách tốt nhất. Như một thực tại của Hội Thánh, nhóm được sinh động hóa bởi Chúa Thánh Thần, tác giả thật của tất cả mọi sự tiến bộ về đức tin. Tuy nhiên, việc mở ra cho ân sủng này không thể làm giảm bớt việc nhờ đến các môn sư phạm, vốn cũng nhìn đến nhóm như một thực tại xã hội với những động năng và luật tăng trưởng riêng của nó. Khả năng sử dụng tốt những đóng góp này có thể tạo thành một phương tiện vững chắc để củng cố ý thức về căn tính và vai trò thành viên để làm cho việc tích cực tham gia của mỗi thành viên được dễ dàng hơn, đẩy mạnh tiến trình nội tâm hóa đức tin, và giải quyết những căng thẳng giữa con người một cách tích cực hơn. Động lực của mọi nhóm đều có cao điểm ở buổi tụ họp ngày Chúa Nhật, ở đó, trong kinh nghiệm cuộc gặp gỡ với Chúa và tình huynh đệ với tất cả các Kitô hữu, nhóm trưởng thành trong việc sẵn lòng phục vụ, đặc biệt là những người nghèo nhất, và để làm nhân chứng cho thế gian.
6. KHÔNG GIAN
- Mỗi nền văn hóa, xã hội, hay cộng đồng không những chỉ sẵn có ngôn ngữ thính, thị hay cử chỉ nhưng cũng tự diễn tả và truyền thông qua không gian. Tương tự, Hội Thánh coi những không gian của mình là rất quan trọng, khi sử dụng những yếu tố kiến trúc thay cho sứ điệp Kitô giáo. Qua nhiều kỷ nguyên, Hội Thánh đã tạo ra những không gian đầy đủ để đón chào người ta và thực hiện những hoạt động của mình: cử hành các mầu nhiệm của Thiên Chúa, chia sẻ tình huynh đệ và dạy học. Chẳng hạn như trong những khu nhà của Hội Thánh thời sơ khai, tiền đường (narthex) là một khoảng trống, thường nằm ở khoảng giữa của lòng nhà thờ và mặt chính của nhà thờ, nhằm mục đích tiếp đón các hối nhân và các dự tòng. Thường được trang trí bằng những cảnh trong Thánh Kinh hay những trình bày về các mầu nhiệm đức tin, tiền đường, qua các hình ảnh này, chũng trở thành không gian cho việc dạy giáo lý. Trong đời sống của một cộng đồng, song song với không gian dành riêng cho phụng vụ, cũng cần phải có không gian cho việc tông đồ và đảo luyện các Kitô hữu, cho việc xã hội hóa và bác ái.
- Không gian cho việc dạy giáo lý là những khung cảnh mà trong đó cộng đồng thể hiện cách Phúc Âm hóa riêng của mình. Trong bối cảnh xã hội và văn hóa hiện nay, thật thích hợp để suy nghĩ về nét riêng biệt của các nơi dạy giáo lý như những công cụ để rao giảng và giào dục về các mối liên hệ giữa con người. Cho nên, điều cần thiết là những môi trường như thế phải ấm cúng và được bảo trì tốt, ngõ hầu chúng truyền đạt một bầu khí thân mật là điều thúc đẩy sự tham gia cách bình thản vào các sinh hoạt của cộng đồng. Những khung cảnh được rất phổ biến phỏng theo các trường học không tạo thành những nơi tốt nhất cho việc mở ra những sinh hoạt về giáo lý. Vì thế, tốt hơn là tiến hành với việc thích nghi những không gian này với ý nghĩa thực sự của việc dạy giáo lý.
- Tuy nhiên, thực sự là động năng của Hội Thánh đi ra, vốn đi qua việc dạy giáo lý, cũng có những ám chỉ về không gian. Nên khuyến khích việc dạy giáo lý ở những không gian khác nhau: ở nhà, tại văn phòng, các môi trưởng giáo dục, văn hóa và giải trí, các nhà tù…. Những nơi này, thường không được chú tâm mấy so với những nơi trong cộng đồng Kitô giáo, lại thích hợp cho những bài giáo lý ngẫu nhiên bởi vì chúng tạo nên những mối liên hệ quen thuộc hơn, và trong sự nối kết hữu hình hơn với đời sống thường nhật ấy, việc dạy giáo lý có thể trở nên hấp dẫn hơn.
[1] CT, 51.
[2] CT 55.
[3] GDC 155.
[4] GLCG 170-171.
[5] Phanxicô, Huấn từ dành cho các tham dự viên trong Phiên Họp Khoáng Đại của Hội Đồng Giáo Hoàng về Cổ Võ việc Tân Phúc Âm hóa (ngày 29 tháng 5, 2015).
[6] X. Gioan Phaolô, Tông Thư Duodecimum saeculum (ngày 4 tháng 12, 1987), 11.
[7] Adversus Constantinum Caballinum, 10 (PG 95 325).
[8] Augustinô thành Hippô, Tự Thú 9.6.14 (CCL 27.141; PL 32.769-770).
[9] EG 167.
[10] Về nền văn hóa thuật số nói chung, x. các số 359-372 (Dạy Giáo Lý và Nền Văn Hóa Thuật Số) của tài liệu này.
[11] Benêđictô XVI, Sứ điệp cho Ngày Truyền Thông Thế Giới lần thứ 47 (ngày 25 tháng 1, 2013).
[12] Phanxicô, Huấn từ dành cho các tham dự viên trong Phiên Họp Khoáng Đại của Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội (ngày 21 tháng 9, 2013).
[13] EG 87.