Suy Niệm Lễ Các Thánh Nam Nữ

Vào ngày đại lễ Chư Thánh, Giáo Hội công bố đức tin của mình vào cuộc sống mai hậu. Giáo Hội ca ngợi đoàn người đông đảo không tài nào đếm được, họ vui hưởng cuộc sống chan chứa bình an và ngập tràn ánh sáng bên cạnh Thiên Chúa. Đối với những ai đang lữ hành trên trần thế nầy, Giáo Hội đề nghị “các mối phúc thật” sẽ đưa dẫn họ về cuộc sống đời đời nầy. Ngày lễ Chư Thánh là ngày đại lễ của niềm hy vọng.

Kh 7: 2-4, 9-14: Bài đọc I, được trích từ sách Khải Huyền của thánh Gioan, miêu tả một đoàn người không kể siết cử hành phụng vụ hùng vĩ tràn đầy niềm vui và bày tỏ tâm tình cảm tạ và tri ân trước ngai Thiên Chúa.

1Galatians 3:1-3: Trong thư thứ nhất của mình, thánh Gioan nhắc nhở vận mệnh của người Ki tô hữu: trở nên nghĩa tử của Thiên Chúa, họ được mời gọi nên giống với Người Con Một, Đức Giê-su Ki tô, và vì thế, dự phần vào vinh quang của Ngài.

Matthew 5:1-12: Trong Tin Mừng Mát-thêu, Đức Giê-su công bố “các mối phúc thật”, bản Hiến Chương Nước Trời.

BÀI ĐỌC I (Kh 7: 2-4, 9-14)

Bài đọc I được trích từ sách Khải Huyền của thánh Gioan miêu tả một đoàn người đông đúc không tài nào đếm nổi vui hưởng nhan thánh Chúa và niềm hoan lạc thiên quốc. Lễ Chư Thánh được mừng trước Lễ Các Đẳng hình thành nên bộ đôi diễn tả niềm hy vọng của mỗi người Ki tô hữu.

1. Bối cảnh:

Bối cảnh thật kỳ lạ. Nhà thị kiến diễn tả những xuất thần của mình bằng thể loại văn chương khải huyền. Thể loại văn chương nầy đã được tác giả sách Đa-ni-en khai mạc vào thế kỷ thứ hai trước Công Nguyên. Tác giả nầy được gợi hứng từ các vị tiền nhiệm của mình, đặc biệt các thị kiến của ngôn sứ Ê-dê-ki-en, từ đó sách Khải Huyền Gioan mượn một số lượng biểu tượng của mình.

Tuy nhiên, giữa khải huyền của thế kỷ thứ hai và thứ nhất trước Công Nguyên (thể loại nầy nở rộ) và khải huyền của Gioan, có một sự khác biệt vô tận; kỷ nguyên Mê-si-a được loan báo bây giờ đã xảy ra. Thời Mê-si-a đã đi vào trong Lịch Sử; từ đây, nó đã chiếu soi kỷ nguyên cánh chung. Trong sách Khải Huyền của Gioan, một dung mạo ngự trị: dung mạo Con Chiên, hình ảnh của Đức Ki tô. Con Chiên vẫn mang những vết thương hy tế của mình, nhưng là Con Chiên khải hoàn. Như vậy viễn cảnh mở ra niềm hy vọng, niềm hy vọng nầy không còn là một ước mơ nhưng một sự thật: mọi lời hứa đã được ứng nghiệm.

Sách Đa-ni-en được viết vào thời kỳ bách hại của Antiochus Epiphane, khoảng năm 175-164 trước Công Nguyên, để an ủi dân Do thái trong thử thách. Cũng vậy, sách Khải Huyền của Gioan được viết vào thời kỳ bách hại của hoàng đế Rô-ma, Domitien, cuối thế kỷ thứ nhất (91-96) – vài phần có thể được đặt vào niên biểu của cuộc bách hại dưới thời hoàng đế Nê-ron (64-68) – cũng nhằm mục đích tương tự: gởi đến cho các Ki tô hữu sứ điệp chứa chan hy vọng, cho họ thoáng thấy niềm hoan lạc thiên quốc, vì niềm hy vọng nầy thật đáng phải chịu những đau khổ kể cả sự chết.

Sách Khải Huyền là một cuốn sách mã hóa: các tín hữu bị bách hại có thể đọc và chuyền tay nhau mà không phải sợ những kẻ bách hại mình đọc được. Rô-ma không bao giờ được nêu tên, nó được gọi dưới biệt hiệu Ba-by-lon hay Con Thú, hay Con Điếm hoặc số 666 (con số 666 dường như tương ứng với Nê-ron Xê-da theo cách tính số của mẫu tự Do thái. Về giá trị biểu tượng, con số nầy muốn nói lên sự bất toàn tận căn, đối lập với con số 7 chỉ sự hoàn hảo). Nhưng cũng vì thế, chúng ta không thể nào giải mã tất cả. Tác phẩm tiên báo cuộc sụp đổ của đế quốc Rô-ma, cuộc khải hoàn của Giáo Hội và miêu tả những viễn cảnh của thành thánh Giê-ru-sa-lem thiên quốc.

2. Hai viễn cảnh:

Bản văn mà chúng ta đọc hôm nay trình bày hai viễn cảnh nối tiếp nhau: viễn cảnh thứ nhất xảy ra trên mặt đất, gợi ra Giáo Hội đang chịu cảnh gian nan khốn khó và ơn cứu độ của những người công chính ở giữa những gian truân nầy. Viễn cảnh thứ hai là phụng vụ tạ ơn ở trên trời được cử hành bởi một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc đủ mọi dân, mọi nước.

2.1- Những nỗi gian truân trên trần thế (7: 2-4):

Để hiểu ‎ý nghĩa của thị kiến thứ nhất nầy, phải đặt nó trở lại vào trong bối cảnh lịch sử của nó.

– Thời kỳ bách hại:

Những Ki tô hữu bị bách hại đã tự hỏi là những nỗi khốn cùng nầy sẽ kéo dài cho đến khi nào? Khi nào những kẻ bách hại bị trừng trị? Nhà thị kiến rõ ràng nêu lên những vấn đề nầy, và trả lời trong chương 6: 9-11, trước đoạn trích của chúng ta: “Tôi thấy dưới bàn thờ, linh hồn của những người đã bị giết vì đã rao giảng Lời Thiên Chúa và đã làm chứng. Họ lớn tiếng kêu: ‘Lạy Cha chí thánh và chân thật, cho đến bao giờ Ngài còn trì hoãn, không xét xử và không bắt những người sống trên mặt đất phải nền nợ máu chúng con?’ Bấy giờ mỗi người trong số họ được lãnh một áo trắng; và có lời phán bảo họ cứ nghỉ yên một thời gian ngắn nữa, chờ cho đủ số những người cũng là tôi tớ Thiên Chúa và là anh em của họ, sắp bị giết như họ”.

Như vậy, những Ki tô hữu được báo trước: thời kỳ bách hại không chấm dứt. Nhưng giờ trừng phạt của những ác nhân sẽ đến. Những tai ương khủng khiếp được loan báo trong viễn cảnh khải huyền về cơn thịnh nộ của Thiên Chúa vào thời cánh chung: chiến tranh, nạn đói, ôn dịch, động đất xảy đến trước khi Thiên Chúa xét xử.

– Thời kỳ cứu độ:

Tuy nhiên, các Ki tô hữu không phải lo lắng, vì Con Chiên cứu độ ngự trên ngai xét xử muôn dân. Những người công chính sẽ được Ngài đóng ấn.

“Tôi lại thấy một thiên thần khác, mang ấn của Thiên Chúa hằng sống, từ phía mặt trời mọc đi lên”. Đây là biểu tượng kinh điển: chính từ phía mặt trời mọc nầy mà ánh sáng và sự sống đến, trong khi phía Tây là dấu chỉ của bóng tối và sự chết.

Hình tượng “ấn” được mượn từ Ed 9: 4: “Hãy rảo khắp thành, khắp Giê-ru-sa-lem. Hãy ghi dấu chữ thập trên trán những người đang rên siết khóc than về mọi điều ghê tởm đang xảy ra trong khắp thành”. Xuất xứ của đề tài nầy còn xa hơn nữa, từ sách Xuất Hành, trong đó sứ thần hủy diệt, lãnh sứ mạng gieo rắc các tai ương khắp xứ Ai-cập, trừ các nhà của dân Do thái, được bôi máu con chiên vượt qua trên khung cửa.

Ấn tín được ghi trên trán các Ki tô hữu thì khác, thuộc thực tại tâm linh. Thánh Gioan dùng từ “ấn tín” theo tiếng Hy-lạp mà không xác định. Chắc chắn đọc giả của ông biết ấn tín cốt là gì: thuật ngữ nầy được dùng để chỉ Phép Rửa ngay từ thế kỷ thứ hai sau Công Nguyên. Ý nghĩa của nó xuất hiện rồi trong thư thứ hai của thánh Phao-lô gởi cho giáo đoàn Cô-rin-tô (1: 21-22) và trong mạch văn Ba Ngôi.

Như vậy, qua mật mã và các biểu tượng nầy, những Ki tô hữu bị bách hại được mời gọi nhớ lại rằng họ được Thiên Chúa đóng ấn, vì thế họ thuộc về gia đình đông đúc sở hữu những đảm bảo của ơn cứu độ đời đời.

Con số những người được đóng ấn là 144.000 người. Rõ tàng 144.000 là con số biểu tượng. 144 là tổng số của 12 x 12, để chỉ con số viên mãn, được nhân lên gấp ngàn lần: 144.000, con số viên mãn vô tận. 12 chi tộc là 12 chi tộc của dân Ít-ra-en mới, 12 Tông Đồ tiếp tục sự nghiệp của 12 người con của Gia-cóp / Ít-ra-en.

Trong viễn cảnh của mình, truyền thống khải huyền có thói quen lồng vào với nhau quá khứ, hiện tại và tương lai. Ở đây Giáo Hội, đương đầu với “quyền phá hoại đất trời”, đó là Giáo Hội muôn đời, đối mặt với biết bao gian nan thử thách, nhưng được Thiên Chúa bảo vệ và che chở.

2.2- Phụng vụ cảm tạ và tri ân trên trời (7: 9-14):

Viễn cảnh thứ hai là việc tham dự trước thành thánh Giê-ru-sa-lem thiên quốc, được mô tả ở phần cuối sách. Sau khi đã loan báo những tai ương sắp xảy đến, ngay từ bây giờ cần phải mang đến một sứ điệp chứa chan hy vọng.

– Một đoàn người đông đảo:

Một đoàn người thật đông không tài nào đếm được của thị kiến thứ hai nầy phải chăng cũng là một đoàn người được đóng ấn biểu tượng bởi con số 144.000 của thị kiến thứ nhất, hay nhà thị kiến đồng thời đã thoáng thấy một đoàn người công chính, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước mọi ngôn ngữ, đã thuộc về thân thể mầu nhiệm của Giáo Hội? Dù thế nào, “chiều kích ơn cứu độ phổ quát” được hàm chứa trong việc mô tả nầy, như trước đây: “…Ngài đã bị giết và lấy máu đào chuộc về cho Thiên Chúa muôn người thuộc mọi chi tộc và ngôn ngữ, thuộc mọi nước, mọi dân…” (5: 9-10).

Chỗ danh dự được ban cho những ai đã được phúc tử đạo: “Họ đứng trước ngai Thiên Chúa và trước Con Chiên”. “Họ mặc chiếc áo trắng”, biểu tượng của sự vô tội và vinh quang; “tay cầm nhành lá thiên tuế”, biểu tượng của sự khải hoàn; “họ là những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao”, bởi vì “họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên”.

Phụng vụ thiên quốc nầy rất trang trọng. Những người được tuyển chọn công bố rằng ơn cứu độ của họ phát xuất từ Thiên Chúa và Con Chiên. Các thiên thần và những nhân vật khác đều phủ phục trước ngai và thờ lạy Thiên Chúa mà tung hô: “A-men! Xin kính dâng Thiên Chúa chúng ta lời chúc tụng và vinh quang, sự khôn ngoan và lời tạ ơn, danh dự, uy quyền và sức mạnh, đến muôn thuở muôn đời! A-men!” (chúng ta gặp thấy một tán tụng ca tương tự ở 5: 12).

Chúng ta ghi nhận rằng Thiên Chúa không được miêu tả ngoại trừ “ngai” chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa, được bao quanh bởi triều thần bao gồm các thiên thần, Kỳ Mục và bốn Con Vật.

– Hai mươi bốn Kỳ Mục:

Ở chương 4, hai mươi bốn Kỳ Mục được trình bày đang ngồi trên các ngai, mình mặc áo trắng, đầu đội triều thiên bằng vàng. Họ có chức năng vừa tư tế vừa vương đế. Họ ngồi bên cạnh ngai Thiên Chúa. Đây không là thiên thần nhưng là những con người. Ở Ít-ra-en, tước hiệu Kỳ Mục được ban cho các thủ lãnh của dân (70 Kỳ Mục bên cạnh ông Mô-sê), cho những vị hữu trách của các hội đường và cho một phần thành viên của Đại Hội Đồng. Trong Giáo Hội tiên khởi, đây cũng là tước hiệu dành cho các người hữu trách của các cộng đoàn Ki tô hữu. Ý nghĩa của họ vẫn mầu nhiệm.

– Bốn Con Vật:

Bốn Con Vật kỳ bí nầy cũng được miêu tả ở chương 4: “Con Vật thứ nhất giống như sư tử, Con Vật thứ hai giống như bò tơ, Con Vật thứ ba có mặt như mặt người, Con Vật thứ bốn giống như đại bàng đang bay. Bốn Con Vật ấy, mỗi con có sáu cánh, chung quanh và bên trong đầy những mắt” (4: 7-8).

Những dung mạo nầy được gợi hứng từ thị kiến của ngôn sứ Ê-dê-ki-en (Ed 1: 5-21). Xuất xứ của chúng là từ Ba-by-lon. Bốn bức tượng của bốn con vật thần thoại canh giữ cung đìện Ba-by-lon. Đó là các Karibu (ngữ căn của từ “chérubin”), các sinh vật đầu người, mình sư tử, chân bò rừng và cánh đại bàng, bốn biểu tượng của sức mạnh và quyền năng. Trong thị kiến của ngôn sứ Ê-dê-ki-en, những sinh vật lai tạp nầy được thắng vào xe của Đức Chúa, diễn tả sự siêu việt của Thiên Chúa Ít-ra-en.

Bốn Con Vật của sách Khải Huyền lấy lại bốn biểu tuợng, được phân phối trên bốn con vật tách biệt. Chúng cũng được gộp vào trong một thị kiến về Thiên Chúa ngự trên ngai tòa vinh quang của Ngài, nhưng ý nghĩa của chúng thì hơi khác. Bốn con vật gợi lên bốn phương trời, nói chính xác hơn, số bốn là số của vũ trụ (biểu tượng của nghệ thuật và kiến trúc tôn giáo). Chúng biểu thị sự vĩ đại, sức mạnh, sự hoàn thiện của công trình sáng tạo và sự toàn tri của Thiên Chúa trong công trình của Ngài (chung quanh và bên trong đầy những mắt); chúng được đồng hóa với các thiên thần, ngày đêm không ngừng ca ngợi kỳ công sáng tạo của Ngài.

Chúng ta biết rằng thánh I-rê-nê thành Ly-on đã thấy trong bốn Con Vật nầy biểu tượng bốn tác giả Tin Mừng, việc giải thích của thánh nhân đã xuất hiện trong tranh thánh Ki tô giáo. Thị kiến được hoàn tất với việc gợi lên niềm hoan lạc của những người được tuyển chọn: “Và Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt của họ.

BÀI ĐỌC II (1Galatians 3:1-3)

Đoạn văn nầy được trích từ thư thứ nhất của thánh Gioan tập trung vào một chủ đề duy nhất: “nghĩa tử của Thiên Chúa”. Người Ki tô là con cái của Thiên Chúa ngay từ bây giờ, nhờ tình yêu của Chúa Cha, nhưng nghĩa tử nầy sẽ trở nên viên mãn chỉ khi chúng ta nên giống với Đức Ki tô vào ngày quang lâm của Ngài.

1. Nghĩa tử của Thiên Chúa.

“Thiên Chúa là Tình Yêu”, đó là chủ đề cốt yếu của thần học Gioan. Thánh Gioan ngây ngất trước điều kỳ diệu nầy: Chúa Cha yêu thương chúng ta đến nổi chúng ta được gọi là con cái của Ngài. Đây không là một tước hiệu mà Ngài ban thưởng cho chúng ta, nhưng một thực tại thâm sâu: “thực sự chúng ta là con Thiên Chúa”. Theo văn hóa Sê-mít, danh xưng diễn tả chân lý thâm sâu của con người: như vậy Chúa Cha yêu thương chúng ta đến nổi liên kết chúng ta với Con Một của Ngài khi gọi chúng ta là “con của Ngài”. Phẩm chất nầy làm cho chúng ta khác với thế gian: đó là lý do tại sao “thế gian không nhận biết chúng ta”. Những lời nầy xem ra vang dội lời của Đức Giê-su với các môn đệ Ngài, được tường thuật chính xác trong Tin Mừng Gioan: “Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em” (Ga 15: 19).

Toàn bộ bức thư nầy được xây dựng theo cách phản đề. Cuộc sống Ki tô hữu đối lập với cuộc sống của những người không tin hay những người theo lạc giáo. Ở đây, phản đề bao phủ một phạm vi rộng lớn: thế gian, theo nghĩa tiêu cực, là thế giới tội lỗi “đã không nhận biết Thiên Chúa”.

2. Sự biến đổi trong tương lai.

Đoạn trích nầy có thể đặt nhan đề: “từ phép rửa tội đến sự biến đổi”. Chúng ta được biến đổi rồi bởi cuộc sống con cái Thiên Chúa, nhưng đó chỉ là giai đoạn đầu tiên. Việc chúng ta trở thành con cái Thiên Chúa chỉ thành tựu viên mãn khi chúng ta nên giống như Con Một của Ngài vào thời cánh chung. Bản văn như muốn nói rằng việc chiêm ngắm vinh quang của Người Con Một sẽ biến đổi chúng ta. Đó không là ý tưởng vì việc chúng ta được thay hình đổi dạng đã được ươm mầm rồi ở nơi phẩm chất Nghĩa Tử của chúng ta.

Lời khẳng định của vị tông đồ là một lời khẳng định của đức tin, nhưng cũng dựa trên kinh nghiệm: thánh Gioan đã là chứng nhân của cuộc Biến Hình, xem ra được ám chỉ trong lời Tựa Ngôn của Tin Mừng Gioan: “Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật.” (Galatians 1:14).

Chúng ta cũng gặp thấy sự biến đổi tương lai nầy trong thư của thánh Phao-lô gởi cho giáo đoàn Phi-líp-phê: “Còn chúng ta, quê hương của chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giê-su Ki tô từ trời xuống cứu chúng ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người” (Pl 3: 20-21).

TIN MỪNG (Matthew 5:1-12)

Tin Mừng hôm nay được trích từ bài diễn từ đầu tiên trong loạt năm bài diễn từ hình thành nên cấu trúc của Tin Mừng Mát-thêu. Bài diễn từ đầu tiên nầy bao gồm các chương 5 đến 7, bắt đầu với Các Mối Phúc (5: 3-12) được kèm theo hai lời khuyến dụ mời gọi các tín hữu hãy trở nên « muối cho đời » và « ánh sáng cho trần gian » (5: 13-16). Tin Mừng hôm nay chỉ trích dẫn các Mối Phúc.

Trong khi Lu-ca đặt bối cảnh của bài diễn từ các Mối Phúc “trên đồng bằng” (Lc 6: 17), Mát-thêu đặt bối cảnh “trên núi” (5: 1-2) nên còn được gọi « Bài Giảng trên núi ». Núi là nơi thuận tiện cho những mặc khải thần linh. Chính trên núi Si-nai Thiên Chúa ban Lề Luật cho dân Ngài qua ông Mô-sê (cf. Xh 24: 1-2, 9). Chính cũng trên núi Ga-li-lê Chúa Giê-su đích thân ban “các Mối Phúc” với uy quyền của Ngài. Nhưng đó không là Lề luật, càng không phải là những huấn lệnh: Đức Giê-su đề xuất những cách sống mở lối vào Nước Trời, vì chúng cho phép họ hành xử như con cái đích thật của Thiên Chúa. Thánh Mát-thêu còn định vị bài diễn từ nầy vào giai đoạn Chúa Giê-su khai mạc sứ vụ của Ngài ở Ga-li-lê, như một “loại diễn từ hoạch định một chương trình hành động” vì thế, còn được gọi là “Hiến Chương Nước Trời”.

1. Chiều kích phổ quát (5: 1-2):

“Thấy dân chúng từ khắp nơi kéo về đông đảo, Đức Giê-su lên một ngọn núi. Khi Người ngối xuống, thì các môn đệ đến gần bên. Người lên tiếng dạy họ”. Thính giả của Đức Giê-su bao gồm “đám đông” và « các môn đệ ». « Đám đông » nầy sẽ tái xuất hiện ở cuối bài diễn từ (7: 28) để tạo thành thể đóng khung cho toàn bộ bài diễn từ trên núi nầy. Vì thế, sứ điệp được gởi đến cho tất cả mọi người, đặc biệt hơn cho các môn đệ: Quả thật, con đường thì hẹp; tuy nhiên nó rộng mở cho hết mọi người không trừ một ai: cho đám đông tụ họp chung quanh Ngài và cho đám đông mênh mông, vô danh, tản mác trong thời gian và không gian, đám đông của những ai, dù không biết Ngài, đều thuộc về Nước Trời, nếu đức hạnh của họ phù hợp với sứ điệp nầy, phù hợp với Giao Ước Mới của Thiên Chúa với nhân loại. Với các Mối Phúc nầy, Đức Giê-su đã mở rộng “Ki tô giáo”.

2. Các Mối Phúc (5: 3-12):

Những “ lời chúc phúc” thuộc về thể loại văn chương Cựu Ước và khá thịnh hành trong văn chương Do thái gần thời Chúa Giê-su. Chung chung, những lời chúc phúc được đặt trong sự đối lập với những lời chúc dữ, theo sự cân đối rất sê-mít, như cách trình bày song đối nghịch đảo: “Phúc cho anh em…” và “Khốn cho anh em…” của bản văn Lc 6: 20-23.

Vì thế, « Hiến Chương Nước Trời » nầy không hoàn toàn mới mẽ; nó đã được chuẩn bị lâu dài bởi giáo huấn của các ngôn sứ và các bậc hiền nhân Cựu Ước. Những người nghèo, khiêm hạ, công chính, những người có tấm lòng thanh sạch… cũng đã được các thánh vịnh gia tán dương. Đức Giê-su minh nhiên quy chiếu đến những bản văn Cựu Ước nầy. Nhưng những đức hạnh hoàn thiện được phác họa ở đây xem ra có thể được thực hiện chỉ trong thời đại Mê-si-a. Đúng là Đức Giê-su đã kiện toàn tất cả những Mối Phúc nầy ở nơi con người của Ngài. Khi công bố những mối phúc nầy, Chúa Giê-su mặc khải cho chúng ta rằng hạnh phúc đích thật chỉ gặp thấy ở nơi Ngài, bởi vì Ngài là Thiên Chúa, cội nguồn của tất cả những gì có thể làm cho chúng ta mãn nguyện.

2.1- “Phúc thay ai có tấm lòng nghèo khó…”

Thánh Lu-ca nói một cách giản dị: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó” (Lc 6: 20). Thánh Mát-thêu mở rộng viễn cảnh cho tất cả những ai có tấm lòng nghèo khó, theo đúng chiều hướng nội tâm hóa luật luân lý mà Đức Ki tô muốn. Đức nghèo khó không hệ tại ở nơi sự nghèo khó vật chất, nhưng ở nơi sự giải thoát khỏi mọi gắn bó với của cải trần thế và mở lòng ra trước sự giàu có tinh thần.

Cuối cùng, khía cạnh Mê-si-a của mối phúc nầy thật hiển nhiên: Đức Giê-su sinh ra trong cảnh nghèo hèn và chết trong sự trần trụi để là quà tặng của Thiên Chúa được trao ban trọn vẹn cho con người. Đối với những ai lắng nghe Ngài và từ bỏ mọi sự mà theo Ngài, Ngài sẽ sai họ ra đi trên mọi nẽo đường thế giới, không tiền bạc không bao bị, hoàn toàn trơ trụi, nhưng giàu có tận mức sứ điệp tinh thần mà họ công bố, như thánh Phao-lô phát biểu trong thư thứ hai gởi các tín hữu Cô-rin-tô: “Coi như nghèo túng, nhưng kỳ thực chúng tôi làm cho bao người trở nên giàu có; coi như không có gì, nhưng kỳ thực chúng tôi có tất cả” (2Cr 6: 10).

2.2- “Phúc thay ai hiền lành…”

“Đất Hứa” là đất Ca-na-an. Chủ đề nầy vang vọng lên đến lời hứa của Thiên Chúa cho tổ phụ Áp-ra-ham (St 15: 7; 28: 4), được phát triển phong phú trong sách Đệ Nhị Luật (Đnl 1: 8, 39; 4: 1, 5, 14…), nhưng mặc lấy sắc thái cánh chung trong sách I-sai-a (Isaiah 57:13; 65:9), và sẽ vang dội trong sách Khải Huyền trong đó cốt là thành thánh Giê-ru-sa-lem trên trời (Kh 21: 2). Trong Tin Mừng Mát-thêu, “Đất Hứa” không còn là đất Ca-na-an nữa, nhưng mang một ý nghĩa biểu tượng và Mê-si-a như trong các mối phúc khác. Chủ đề “gia nghiệp” thường trở lại trong Tân Ước: chung chung, cách nói “được Nước Trời làm gia nghiệp” (Matthew 25:34; 1Cr 6: 9-10…) hay “được sự sống vĩnh cửu làm gia nghiệp ” (Matthew 19:29; Mc 10: 27; Lc 10: 25…) được ưa chuộng hơn là: “được Đất Hứa làm gia nghiệp”.

Đức hiền lành được nêu lên là một sự hiền lành không nhu nhược: đó cũng là sự hiền lành của Đức Ki tô, mà thánh Mát-thêu, tác giả Tin Mừng duy nhất, nhấn mạnh nhiều lần. “Hãy học với tôi, vì tôi hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Matthew 11:29). Ở chương 12 của mình, thánh Mát-thêu nhắc lại cung cách hiền lành của “Người Tôi Tớ,” dung mạo được hiện thực nơi Đức Giê-su.

2.3- “Phúc thay ai sầu khổ…”

Theo mạch văn chung của bản văn Mát-thêu về các mối phúc, người ta có khuynh hướng tinh thần hóa sự sầu khổ nầy. Tuy nhiên, xem ra thật khó xác định đối tượng của nỗi sầu muộn khóc than nầy.

Đây là mối phúc mâu thuẫn nhất trong các mối phúc, nhưng có thể cũng mang chiều kích Mê-si-a nhất. Đã trải qua mọi gian nan thử thách của mình, dân Ít-ra-en luôn luôn trông chờ được Thiên Chúa ủi an. Trong truyền thống Do thái, Đấng Mê-si-a mà dân chúng mong đợi được gọi là “niềm an ủi của Ít-ra-en”, như trong Tin Mừng Lu-ca, cụ già Si-mê-on cũng mong chờ “niềm an ủi của Ít-ra-en” (Lc 2: 25).

Không thể chối cải, Đức Giê-su là Đấng an ủi những người nghèo khó, đau khổ, bệnh hoạn tật nguyền: Ngài chữa lành, nâng dậy, đổi mới cuộc đời của họ: “Tất cả những ai vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.” (Matthew 11:28). Cuối cùng, Ngài dâng hiến cho những ai sầu khổ một niềm an ủi tuyệt mức khi Ngài đích thân dự phần vào những cơn hấp hối khủng khiếp của cái chết.

Ngài không đề nghị hủy bỏ sự đau khổ, nhưng rút ra từ đó một giá trị vượt qua nó, nâng cao nó và có thể biến nó thành nguồn mạch của niềm vui. Niềm vui hiện tại – khó đạt được – được bổ túc bởi viễn cảnh của niềm an ủi tương lai, trong Nước Trời: “Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ. Sẽ không còn sự chết; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất” (Kh 21: 4).

Tuy nhiên, không nên ngộ nhận viễn cảnh Mát-thêu: tác giả Tin Mừng nầy rất quan tâm đến chiều kích tinh thần của các Mối Phúc. Thánh ký chắc chắn chủ ý nhắm đến nổi sầu khổ của các tín hữu đối diện với thực tại trong đó sự ác chiến thắng trên những ý định của Thiên Chúa. Trên hết, Đức Giê-su hoàn lại niềm hy vọng cho những người công chính và đảm bảo cho họ sự chiến thắng tối hậu của sự thiện và sự sống trên sự ác và sự chết.

2.4- “Phúc thay ai đói khát sự công chính…”

Thánh Lu-ca viết: “Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói, vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no thỏa.” (Lc 6: 21), nghĩa là, sẽ có một sự đảo lộn những hoàn cảnh trong Vương Quốc Thiên Chúa. Thánh Mát-thêu, như trước đây, tinh thần hóa mối phúc nầy: “Phúc cho ai đói khát sự công chính”.

Chữ “công chính” mà Đức Giê-su công bố, chất nặng lịch sử kinh thánh nên không thể được hiểu trọn vẹn theo nghĩa thông thường hiện nay của sự công bình trần thế. Chắc chắn sự công bình trần thế hàm chứa ở đây, nhưng rất gián tiếp. Người công chính trong Cựu Ước và trong Tin Mừng (cụ già Si-mê-on, thánh Giu-se, vân vân) là một con người mà cách hành xử của họ luôn luôn phù hợp với thánh ý của Thiên Chúa; tức là một con người đạo hạnh nhắm đến lý tưởng hoàn thiện bản thân mình theo Lề Luật. “Đức công chính” chính là lý tưởng nầy. Vì thế, chữ “thánh thiện” là từ thích hợp nhất. Đức Giê-su định vị sự công chính nầy vừa tiếp nối vừa vượt qua sự công chính của Lề Luật: “Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pha-ri-sêu, thì sẽ chẳng vào Nước Trời.” (Matthew 5:20).

Bởi vì sự thánh thiện của những “người công chính” đích thật nầy, theo hình ảnh sự công chính của Thiên Chúa, là một nhân đức siêu việt, nó vốn nội tại trong cõi thâm sâu của đời sống. Những ai hết lòng hết dạ khao khát nhân đức nầy, sẽ được mãn nguyện– trên bình diện tinh thần.

2.5- “Phúc thay ai xót thương người…”

Trong Cựu Ước, lòng xót thương thường được liên kết với sự công chính (theo nghĩa pháp lý). Quả thật, lòng xót thương là nhân đức cho phép tình yêu và sự công chính gặp gở nhau: vì công chính, Thiên Chúa trừng phạt tội lỗi của dân, nhưng vì tình yêu, Thiên Chúa thứ tha tội lỗi của họ. Vì thế, lòng xót thương của Thiên Chúa được biểu lộ đặc biệt đối với tội nhân. Ít-ra-en đã thụ hưởng tấm lòng nhân hậu nầy nhiều lần trong suốt lịch sử của mình và đã ca ngợi “Đức Chúa là Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giàu lòng nhân nghĩa và thành tín” (Xh 34: 6; Đnl 4: 31; Tv 78: 38; 86: 15; …; Cn 21: 11).

Trong Tin Mừng Lu-ca, Đức Giê-su khai triển mối phúc nầy: “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa tha thứ…Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy.” (Lc 6: 36-38).

2.6- “Phúc thay ai có tấm lòng thanh sạch…”

Cách nói: “tấm lòng thanh sạch” là diễn ngữ kinh thánh: đây là sự thanh sạch luân lý đối lập với sự thanh sạch nghi thức, tức là sự thanh sạch hoàn toàn bên ngoài, không thể mang lại sự thanh sạch bên trong.

Các thánh vịnh gia ca ngợi “kẻ tay sạch lòng thanh” (Tv 24); “Thiên Chúa nhân hậu biết là dường nào …với những kẻ có lòng trong sạch!” (Tv 73). Trong lời cầu nguyện của mình, các tín hữu kêu cầu cùng Thiên Chúa xin “tạo cho con một tấm lòng trong trắng.” (Tv 51).

Chữ “tấm lòng” theo tiếng Hy bá chỉ cõi thâm sâu bên trong con người. Chúa Giê-su lấy lại cách diễn tả nầy vì nó nêu bật chiều kích nội tâm hóa luật luân lý. Sau nầy, Ngài quở trách những người Pha-ri-sêu chỉ “rửa sạch bên ngoài chén dĩa, nhưng bên trong thì đầy những gian ác” (Matthew 9:6; 23:25)

2.7- “Phúc thay ai xây dựng hòa bình…”

Mối phúc nầy mang đậm nét chiều kích Mê-si-a. “Vị vua công chính” tương lai đã được loan báo là “Hoàng Tử Bình An” (Isaiah 9:6.). Thật vậy, “hòa bình” và “công lý xã hội” được liên kết mật thiết với nhau trong Cựu Ước. Mối phúc nầy đích thật là lời mời gọi gởi đến cho nhân loại để mời gọi con người hãy làm cho công lý ngự trị giữa họ.

Theo truyền thống, ngôn sứ Ê-li-a phải tái xuất hiện để chuẩn bị cho Đấng Mê-si-a ngự đến qua sứ mạng hòa giải: “Nầy Ta sai ngôn sứ Ê-li-a đến với các ngươi…Nó sẽ đưa tấm lòng cha ông trở lại với con cháu, và đưa tấm lòng con cháu trở lại với cha ông.” (Ml 3: 23-24).

Ngay trước thời Đức Giê-su, các kinh sư đã đề ra những cử chỉ hòa giải trong gia đình, giữa bà con hàng xóm láng giềng…Đức Giê-su đòi hỏi phải hòa giải ngay cả trước khi dâng lễ vật lên Thiên Chúa: “Vậy nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ mà sực nhớ có người anh em đang bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình.” (Matthew 5:24).

Trong Tiệc Ly, Chúa Giê-su đã để lại cho các môn đệ của Ngài “Bình An của Ngài,” (Ga 14: 27); vả lại, bình an nầy được định vị trong dòng chảy liên tục của tình yêu. Theo bước chân của Ngài, những người thợ kiến tạo hòa bình sẽ được gọi “con Thiên Chúa” như Ngài.

2.8- “Phúc thay ai bị bách hại vì sự công chính…”

“Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị bách hại…”

Mối phúc thứ nhất mở ra và mối phúc thứ tám đóng lại với cùng một diễn ngữ: “Vì Nước Trời là của họ” (5: 3 và 10), vừa hình thành nên thể loại đóng khung vừa loan báo cho chúng ta rằng Nước Trời hiện diện rồi; trong khi sáu mối phúc còn lại, nằm ở giữa thể loại đóng khung nầy, vẫn còn là lời hứa, trong tương lai: “Vì họ sẽ được…”. Sự căng thẳng giữa hiện thực và lời hứa, giữa hiện tại và tương lai cho thấy tính chất vừa tuyệt đối vừa lịch sử của Nước Trời nầy đang được trương rộng ra trên trần thế ở nơi con người của Đức Giê-su. Sự căng thẳng nầy bày tỏ điều mà chúng ta gọi tính chất “cánh chung” của Nước Trời.

Ở câu 11, bài diễn từ đột nhiên chuyển từ ngôi thứ ba số ít: “Phúc thay ai” sang ngôi thứ hai số nhiều: “Phúc thay anh em”. Trong Tin Mừng Mát-thêu, mối phúc thứ tám và thứ chín nầy đều ca ngợi những người bị bách hại. Trong khi mối phúc thứ tám mang chiều kích phổ quát, được gởi đến với toàn thể nhân loại: “Phúc thay ai bị bách hại…”, mối phúc thứ chín được ngỏ lời trực tiếp với các môn đệ: “Phúc thay anh em khi vì Thày mà bị bách hại…” Mối phúc thứ chín đóng chức năng hiện tại hóa và cụ thể hóa mối phúc thứ tám vào trong hoàn cảnh của các môn đệ Đức Giê-su như chuyển từ lý tưởng được đề nghị: “vì sự công chính” sang thực tại cụ thể được cảm thấy và được sống: “vì Thầy.” Ở vào giây phút các môn đệ bị bách hại và bị giết chết, nếu họ chấp nhận đặt mối liên hệ trực tiếp với Đấng công bố những mối phúc nầy, họ có thể khám phá rằng mối phúc được thành tựu ở nơi họ.

Vào giây phút mà người môn đệ cảm thấy niềm vui được liên kết mật thiết với cuộc tử nạn của Đức Ki tô, người ấy nhận thức rằng Nước Trời thực sự đã đến. Cũng thế, phần thưởng lớn lao dành cho họ là ở trên trời (5: 12), phần thưởng nầy, nói một cách chính xác, không bất cứ cái gì khác ngoài hiện thực hóa sự thành tựu mà Đức Giê-su mang đến, Đấng đưa họ vào “trong Nước Trời,” nghĩa là, trong thực tại của Cha ở trên trời. Ai khám phá, ở nơi những đau khổ mà mình phải chịu vì Đức Ki tô, hạnh phúc của những người được Thiên Chúa gọi “người con chí ái”, người ấy bắt đầu bày tỏ cho những người khác sự hiện diện tại thế nầy của Chúa Cha, Đấng ở trên trời.

Như vậy mối phúc thứ chín thăng hoa những mối phúc khác. Các nhà thần học nhấn mạnh tính chất Ki tô học của mối phúc thứ chín nầy: ai dám hứa phần thưởng Nước Trời cho những người phải chịu đau khổ “vì mình,” nếu không là Đấng có thể sánh ngang bằng với Chúa Cha?

Chúa Giê-su đã nhiều lần báo trước cho các môn đệ mình về những bách hại mà họ sẽ phải chịu. Vào lúc thánh Mát-thêu biên soạn sách Tin Mừng của mình, những lời báo trước nầy đã trở thành những thực tại khắc nghiệt. Giáo Hội Palestine chịu những cuộc công kích liên tục của những người Do thái nhiệt thành với Luật cũ, họ xem những người cải đạo Ki tô như những kẻ bội giáo. Rồi, thánh Tê-pha-nô bị một đám đông giận dữ ném đá, thánh Gia-cô-bê, anh của thánh Gioan, bị xử trảm vào năm 44. Thánh Phao-lô, thánh Bác-na-bê và những người đồng hành của họ bị truy nã, đánh đập, giam tù…Tiếp đó là những cuộc bách hại của chính quyền dân sự Rô-ma. Nhưng sách Công Vụ nói với chúng ta rằng các tông đồ, dù bị bách hại như thế, “lòng hân hoan bởi được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Đức Ki tô.” (Cv 5: 41).

Lm Ignatiô Hồ Thông

Galatians 3:1-3
View in: NAB
1O senseless Galatians, who hath bewitched you that you should not obey the truth, before whose eyes Jesus Christ hath been set forth, crucified among you?
2This only would I learn of you: Did you receive the Spirit by the works of the law, or by the hearing of faith?
3Are you so foolish, that, whereas you began in the Spirit, you would now be made perfect by the flesh?
Matthew 5:1-12
View in: NAB
1And seeing the multitudes, he went up into a mountain, and when he was set down, his disciples came unto him.
2And opening his mouth, he taught them, saying:
3Blessed are the poor in spirit: for theirs is the kingdom of heaven.
4Blessed are the meek: for they shall possess the land.
5Blessed are they that mourn: for they shall be comforted.
6Blessed are they that hunger and thirst after justice: for they shall have their fill.
7Blessed are the merciful: for they shall obtain mercy.
8Blessed are the clean of heart: for they shall see God.
9Blessed are the peacemakers: for they shall be called children of God.
10Blessed are they that suffer persecution for justice' sake: for theirs is the kingdom of heaven.
11Blessed are ye when they shall revile you, and persecute you, and speak all that is evil against you, untruly, for my sake:
12Be glad and rejoice, for your reward is very great in heaven. For so they persecuted the prophets that were before you.
Galatians 3:1-3
View in: NAB
1O senseless Galatians, who hath bewitched you that you should not obey the truth, before whose eyes Jesus Christ hath been set forth, crucified among you?
2This only would I learn of you: Did you receive the Spirit by the works of the law, or by the hearing of faith?
3Are you so foolish, that, whereas you began in the Spirit, you would now be made perfect by the flesh?
Galatians 1:14
View in: NAB
14And I made progress in the Jews' religion above many of my equals in my own nation, being more abundantly zealous for the traditions of my fathers.
Matthew 5:1-12
View in: NAB
1And seeing the multitudes, he went up into a mountain, and when he was set down, his disciples came unto him.
2And opening his mouth, he taught them, saying:
3Blessed are the poor in spirit: for theirs is the kingdom of heaven.
4Blessed are the meek: for they shall possess the land.
5Blessed are they that mourn: for they shall be comforted.
6Blessed are they that hunger and thirst after justice: for they shall have their fill.
7Blessed are the merciful: for they shall obtain mercy.
8Blessed are the clean of heart: for they shall see God.
9Blessed are the peacemakers: for they shall be called children of God.
10Blessed are they that suffer persecution for justice' sake: for theirs is the kingdom of heaven.
11Blessed are ye when they shall revile you, and persecute you, and speak all that is evil against you, untruly, for my sake:
12Be glad and rejoice, for your reward is very great in heaven. For so they persecuted the prophets that were before you.
Isaiah 57:13; 65:9
View in: NAB
5713When thou shalt cry, let thy companies deliver thee, but the wind shall carry them all off, a breeze shall take them away, but he that putteth his trust in me, shall inherit the land, and shall possess my holy mount.
659And I will bring forth a seed out of Jacob, and out of Juda a possessor of my mountains: and my elect shall inherit it, and my servants shall dwell there.
Matthew 25:34
View in: NAB
34Then shall the king say to them that shall be on his right hand: Come, ye blessed of my Father, possess you the kingdom prepared for you from the foundation of the world.
Matthew 19:29
View in: NAB
29And every one that hath left house, or brethren, or sisters, or father, or mother, or wife, or children, or lands for my name's sake, shall receive an hundredfold, and shall possess life everlasting.
Matthew 11:29
View in: NAB
29Take up my yoke upon you, and learn of me, because I am meek, and humble of heart: and you shall find rest to your souls.
Matthew 11:28
View in: NAB
28Come to me, all you that labour, and are burdened, and I will refresh you.
Matthew 5:20
View in: NAB
20For I tell you, that unless your justice abound more than that of the scribes and Pharisees, you shall not enter into the kingdom of heaven.
Matthew 9:6; 23:25
View in: NAB
96But that you may know that the Son of man hath power on earth to forgive sins, (then said he to the man sick of palsy,) Arise, take up thy bed, and go into thy house.
2325Woe to you scribes and Pharisees, hypocrites; because you make clean the outside of the cup and of the dish, but within you are full of rapine and uncleanness.
Isaiah 9:6
View in: NAB
6For a CHILD IS BORN to us, and a son is given to us, and the government is upon his shoulder: and his name shall be called, Wonderful, Counsellor, God the Mighty, the Father of the world to come, the Prince of Peace.
Matthew 5:24
View in: NAB
24Leave there thy offering before the altar, and go first to be reconciled to thy brother: and then coming thou shalt offer thy gift.