Suy Niệm Chúa Nhật XXIII Thường Niên – A

Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật XXIII nầy nêu bật một chủ đề: SỬA LỖI CHO NHAU.

Ed 33: 7-9

Ngôn sứ Ê-dê-ki-en thi hành sứ vụ bên cạnh đồng bào của mình trong cùng cảnh ngộ lưu đày như ông ở Ba-by-lon (đầu thế kỷ thứ sáu trước Công Nguyên). Ông cảm thấy mình chịu trách nhiệm về cách ăn nếp ở của anh em mình.

Romans 13:8-10

Thánh Phao-lô khuyên bảo các tín hữu Rô-ma thực hành tình tương thân tương ái. Bổn phận duy nhất, món nợ duy nhất mà chúng ta phải có đối với anh em đồng loại là Đức Ái.

Matthew 18:15-20

Trong Tin Mừng, thánh Mát-thêu trích dẫn những lời của Đức Giê-su mời gọi các Ki-tô hữu đừng để cho một người anh em nào của mình phải hư mất mà không tìm cách sửa lỗi cho người ấy, nhiều lần nhiều cách, với sự tế nhị cần thiết.

BÀI ĐỌC I   Ed 33: 7-9

Ngôn sứ Ê-dê-ki-en sống vào cuối thế kỷ thứ bảy và đầu thế kỷ thứ sáu sau Công Nguyên. Vào lúc đó, hoàn cảnh đất nước thật bi thảm. Vương quốc Giu-đa bị họa diệt vong. Vua Na-bu-cô-đô-nô-so chiếm thành thánh Giê-ru-sa-lem lần thứ nhất vào năm 598-597 và bắt đi lưu đày một phần lớn dân cư, nhất là thành phần ưu tú. Ngôn sứ Ê-dê-ki-en thuộc trong số những người lưu đày đầu tiên nầy. Ông thi hành sứ vụ ngôn sứ của mình chủ yếu bên cạnh những đồng bào lưu đày của ông cho đến khi qua đời, vào năm 571 trước Công Nguyên.

Ê-dê-ki-en trước khi ngôn sứ, đã là tư tế, vì thế, ông mang lấy ở nơi mình vừa tinh thần ngôn sứ vừa tinh thần tư tế. Bản văn mà chúng ta đọc vào Chúa Nhật nầy làm chứng điều nầy. Trách nhiệm ngôn sứ và trách nhiệm tư tế thành một bất khả phân ly ở nơi ông.

Bối cảnh là làng Tel-Avi bên bờ sông Cơ-va không xa Ba-by-lon, nơi vị ngôn sứ cùng với một số người đồng hương sống trong cảnh lưu đày. Từ các biến cố, ngôn sứ Ê-dê-ki-en biết rút ra bài học. Các ngôn sứ đã kêu gọi vua, bậc vị vọng và toàn thể dân chúng hoán cải, nhưng lời của các ngài không được lắng nghe, vì thế sự trừng phạt bất ngờ giáng xuống trên họ. Nét độc đáo của sứ điệp mà ngôn sứ Ê-dê-ki-en gởi đến nhấn mạnh “trách nhiệm của mỗi cá nhân”. Đó là ‎ý nghĩa lời kêu gọi của Đức Chúa mà chúng ta đọc trong đoạn văn nầy.

1. “Hỡi con Người”:

Diễn ngữ “con người” là đặc ngữ Sê-mít, có nghĩa đơn giản là “một con người”, “một cá nhân”, như trong câu: “Hỡi con người. Trong câu này, diễn ngữ “con người” quy chiếu đến chính vị ngôn sứ. Ngôn sứ Ê-dê-ki-en thường sử dụng đặc ngữ này để nhấn mạnh: Thiên Chúa là Đấng ngàn trùng chí thánh, trước Ngài con người chỉ là một phàm nhân mõng dòn, yếu đuối và tội lỗi (6: 1-6). Mỗi lần Thiên Chúa ủy thác cho ông sứ điệp của Ngài, Ngài đặt ông vào chỗ của ông để ông khỏi phải tự cao tự đại về những thị kiến hay xuất thần mà Thiên Chúa gởi đến cho ông. Vị ngôn sứ phải tự xoá mình như một kẻ vô danh tiểu tốt.

2. Người canh gác:

“Ta đặt ngươi làm người canh gác nhà Ít-ra-en”. Những hình ảnh: “người canh gác”, “người canh thức”, “truyền lệnh sứ” rất quen thuộc trong Cựu Ước để chỉ ngôn sứ. Ở đây, vị ngôn sứ được Thiên Chúa công bố là “người canh gác nhà Ít-ra-en”. Người canh gác đứng trên vọng gác tường thành có nhiệm vụ canh chừng tai họa sắp xảy đến mà cảnh giác dân thành kịp thời. Vì thế, vai trò của ngôn sứ không chỉ truyền đạt sứ điệp mà còn cảnh báo, đe dọa để kêu gọi dân chúng hối cải ngỏ hầu tránh những án phạt.

Xa hơn một chút, chính Ê-dê-ki-en gợi lên sứ vụ ngôn sứ của ông thật giản dị: “Phần ngươi hỡi con người, con cái dân ngươi bàn tán về ngươi dọc theo các bức tường và trước các cửa nhà. Chúng bảo nhau, người nọ nói với người kia: ‘Nào chúng ta đến nghe xem Đức Chúa phán thế nào!’. Chúng đến với ngươi đông như trẩy hội. Dân Ta ngồi trước mặt ngươi; chúng nghe các lời ngươi nói…” (Ed 33: 30-32). Chính trong những cuộc chuyện trò thân quen và gần gũi như vậy mà vị ngôn sứ mới có thể ngỏ lời với từng người một những lời cảnh báo trong tình huynh đệ.

3. Bổn phận đối với anh em mình:

Đối với dân Ít-ra-en, chết không gì khác hơn là đánh mất ân huệ của Thiên Chúa, Đấng là nguồn mọi thiện hảo. Cựu Ước thường trình bày những huấn lệnh của Thiên Chúa trong viễn cảnh của một sự chọn lựa giữa sự sống và sự chết, hạnh phúc và bất hạnh, lời chúc phúc và lời nguyền rủa (x. Đnl 30: 15-20; Hc 15: 15-16).

Ê-dê-ki-en là vị ngôn sứ đầu tiên nhấn mạnh sự thưởng phạt cá nhân: “Ai phạm tội, kẻ ấy phải chết; con không mang lấy tội của cha; cha cũng không mang lấy tội của con” (Ed 18: 20). Số phận của mỗi người không phải luôn luôn bất di bất dịch như đinh đóng cột: người công chính có thể trở thành tội nhân; kẻ tội lỗi cũng có thể hoán cải trở thành người công chính.

Từ đó, ông nhấn mạnh trách nhiệm của người biết huấn lệnh của Thiên Chúa và luật luân lý của Ngài, người ấy có bổn phận phải giúp anh em mình biết biện phân tỏ tường, nếu không, đừng nghĩ là mình vô can trước sự hư mất của anh em mình: “Nếu Ta bảo đứa gian ác: “Tên gian ác kia, nhất định mi phải chết”, mà ngươi không nói để cảnh cáo nó phải từ bỏ con đường gian ác, thì chính nó, đứa gian ác ấy, sẽ chết vì tội của nó, nhưng còn máu của nó, Ta sẽ đòi ngươi”. Sứ vụ của vị ngôn sứ cốt yếu ở nơi hành động nầy mà Đức Giê-su sẽ đích thân căn dặn các môn đệ của mình. 

BÀI ĐỌC II   Romans 13:8-10

Chúng ta tiếp tục đọc phần luân l‎ý của thư gởi tín hữu Rô-ma. Thánh Phao-lô vừa mới nêu lên những bổn phận công dân mà người Ki-tô hữu phải phục tùng: vâng lời chính quyền dân sự, nộp thuế. Dù phải chu toàn tất cả những nghĩa vụ công dân nầy, chúng ta vẫn phải là những kẻ mắc nợ đối với anh em đồng loại: món nợ tương thân tương ái không bao giờ hoàn tất được.

1. Yêu người theo Cựu Ước:

 “Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tương thân tương ái; vì yêu mến người, thì chu toàn lề luật”. Thập giới mời gọi phải tôn trọng nhân phẩm của tha nhân và của cải của họ như tội ngoại tình, tội sát nhân, tội trộm cắp…, nhưng không hàm chứa một cách minh nhiên bổn phận yêu người. Yêu người được sách Lê-vi 19: 18 công bố và được thánh Phao-lô trích dẫn: “Ngươi phải yêu anh em đồng loại như chính mình”.

2. Yêu người theo Tân Ước:

Theo Cựu Ước, “anh em đồng loại”  trước hết là những người cùng chung một dân tộc, đồng bào. Đức Giê-su đã mở rộng huấn lệnh yêu người đến tất cả mọi thành viên cộng đồng nhân loại, không có bất kỳ ngoại trừ nào, thậm chí phải yêu thương kẻ thù nữa. Thánh Phao-lô nêu lên không chỉ luật Mô-sê, nhưng cũng luật Đức Ái Ki-tô giáo nữa. Thánh nhân không đề cập đến huấn lệnh thứ nhất: “mến Chúa”, vì lời khuyên bảo của thánh nhân nhắm đến đức ái huynh đệ. Vì thế, huấn lệnh yêu người bất khả phân ly với huấn lệnh mến Chúa, từ mến Chúa mà yêu người được khơi nguồn. Nếu yêu người vô giới hạn, chính là theo gương của Thiên Chúa, Đấng yêu thương con người khôn cùng. Ở đây, bằng thể thức đóng khung, vị sứ đồ nhấn mạnh yêu người là “chu toàn lề luật” (13: 8 và 9).

TIN MỪNG   Matthew 18:15-20

Trong chương 18 nầy, thánh Mát-thêu tập hợp những huấn lệnh mà Đức Giê-su đã ngỏ lời với Nhóm Mười Hai, cộng đồng đầu tiên của Giáo Hội Ngài, về đời sống huynh đệ trong lòng Giáo Hội. Chương 18 này có thể chia thành hai phần: phần thứ nhất (18: 1-14) bắt đầu với “những kẻ bé mọn” và kết thúc với dụ ngôn “con chiên lạc”; phần thứ hai (18: 15-35) bắt đầu với việc “sửa lỗi cho anh em” và kết thúc với dụ ngôn “tên mắc nợ không biết xót thương”. Đoạn Tin Mừng hôm nay thuộc phần thứ hai, ở đó Chúa Giê-su chỉ cho các môn đệ cách thức sửa lỗi cho nhau trong đức ái.

1. Sửa lỗi anh em:

Việc Đức Giê-su mời gọi các môn đệ sửa lỗi cho nhau đã được Luật Mô-sê đề cập đến như được ghi trong sách Lê-vi: “Ngươi không được để lòng ghét người anh em, nhưng phải mạnh dạn quở trách người đồng bào, như thế, ngươi sẽ khỏi mang tội vì nó” (Leviticus 19:17). Câu trích dẫn nầy đặt liền sau huấn lệnh: “Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình” (Leviticus 19:18). Như vậy, sửa lỗi cho anh em thuộc về luật đức ái.

Theo truyền thống Do thái giáo, người ta không được truy tố kẻ phạm tội mà không cảnh báo trước trong chốn riêng tư. Vào thời Chúa Giê-su, các kinh sư phàn nàn là người ta không thực hiện tập tục tốt đẹp nầy. Đức Giê-su phục hồi tập tục nầy trong tinh thần yêu thương. Ngài đề nghị ba giai đoạn trong việc sửa lỗi huynh đệ.

–       Sửa lỗi anh em trong cuộc gặp gỡ riêng tư chỉ giữa hai người, không ai khác hay biết.

–       Nếu lần đầu tiên không có kết quả, tiếp tục lần thứ hai với sự hiện của một hay hai người khôn ngoan để kẻ sai lạc thấu tình đạt lý. Biện pháp nầy tránh cho tội nhân khỏi bị sỉ nhục ở nơi cộng đoàn.

–       Nếu lần nầy cũng thất bại, lúc đó mới thưa với cộng đoàn. Nếu người anh em nầy không chịu nghe cộng đoàn, chỉ lúc đó người nầy mới có thể bị khai trừ hay bị kể như một người dân ngoại hay một người thu thuế, tức là một người ngoan cố, không có tinh thần phục thiện, mà người ta tránh giao tiếp.

Với những lời khuyên sửa lỗi cho nhau theo ba giai đoạn như trên, chắc chắn Chúa Giê-su muốn dự phòng các môn đệ của Ngài – sau họ, các cộng đoàn Kitô hữu – tránh tất cả mọi hình thức khai trừ một thành viên quá tàn nhẫn. Nhưng Ngài còn muốn hơn nữa rằng chúng ta noi gương vị mục tử nhân lành ra đi tìm kiếm con chiên lạc. Chắc chắn không phải là ngẫu nhiên khi những lời khuyên nầy theo liền ngay dụ ngôn “con chiên lạc”. Giáo Hội phải bày tỏ sự ân cần như thế đối với người lỗi phạm.

2. Viễn cảnh Giáo Hội:

Đức Giê-su định vị bổn phận sửa lỗi anh em và những biện pháp kỷ luật mà cộng đoàn Ki-tô hữu áp dụng trong khung cảnh thiết lập Giáo Hội Ngài. Chính như vậy mà Ngài mở rộng năng quyền, mà trước đây Ngài đã trao phó cho thánh Phê-rô, bây giờ cho Tông Đồ Đoàn: “Tất cả những gì dưới đất anh em cầm buộc, trên trời cũng cầm buộc như vậy; tất cả những gì dưới đất anh em tháo cởi, trên trời cũng tháo cởi”. Và Ngài sẽ tái khẳng định năng quyền nầy cho họ sau khi Ngài phục sinh (Ga 20: 23).

Đức Giê-su thêm vào ở đây một lời hứa khác: Ngài sẽ luôn luôn hiện diện ở giữa các tín hữu của Ngài khi họ họp nhau lại mà cầu nguyện, dù chỉ hai hay ba người đi nữa. Cha Ngài, Đấng ngự trên trời sẽ lắng nghe và đáp trả lời cầu xin của họ, bởi vì Đấng cầu bầu cho họ không ai khác ngoài “Đức Giê-su đích thân ở giữa họ”. Khi đặt tính hiệu lực của lời cầu nguyện như thế vào trong văn mạch sửa lỗi cho anh em, chắc chắn Chúa Giê-su nhắm đến không chỉ việc tiến hành sửa lỗi cho anh em theo ba giai đoạn, nhưng còn phải cầu nguyện cho anh em lỗi phạm nữa, ngõ hầu nhờ ơn Chúa mà anh em nhận ra và sửa lỗi để cộng đoàn không phải mất bất cứ người anh em nào. Tấm lòng của vị mục tử nhân lành là không muốn bất cứ con chiên nào phải hư mất.

Lm.  Ignatiô Hồ Thông

Romans 13:8-10
View in: NAB
8Owe no man any thing, but to love one another. For he that loveth his neighbour, hath fulfilled the law.
9For Thou shalt not commit adultery: Thou shalt not kill: Thou shalt not steal, Thou shalt not bear false witness: Thou shalt not covet: and if there be any other commandment, it is comprised in this word, Thou shalt love thy neighbour as thyself.
10The love of our neighbour worketh no evil. Love therefore is the fulfilling of the law.
Matthew 18:15-20
View in: NAB
15But if thy brother shall offend against thee, go, and rebuke him between thee and him alone. If he shall hear thee, thou shalt gain thy brother.
16And if he will not hear thee, take with thee one or two more: that in the mouth of two or three witnesses every word may stand.
17And if he will not hear them: tell the church. And if he will not hear the church, let him be to thee as the heathen and publican.
18Amen I say to you, whatsoever you shall bind upon earth, shall be bound also in heaven; and whatsoever you shall loose upon earth, shall be loosed also in heaven.
19Again I say to you, that if two of you shall consent upon earth, concerning any thing whatsoever they shall ask, it shall be done to them by my Father who is in heaven.
20For where there are two or three gathered together in my name, there am I in the midst of them.
Romans 13:8-10
View in: NAB
8Owe no man any thing, but to love one another. For he that loveth his neighbour, hath fulfilled the law.
9For Thou shalt not commit adultery: Thou shalt not kill: Thou shalt not steal, Thou shalt not bear false witness: Thou shalt not covet: and if there be any other commandment, it is comprised in this word, Thou shalt love thy neighbour as thyself.
10The love of our neighbour worketh no evil. Love therefore is the fulfilling of the law.
Matthew 18:15-20
View in: NAB
15But if thy brother shall offend against thee, go, and rebuke him between thee and him alone. If he shall hear thee, thou shalt gain thy brother.
16And if he will not hear thee, take with thee one or two more: that in the mouth of two or three witnesses every word may stand.
17And if he will not hear them: tell the church. And if he will not hear the church, let him be to thee as the heathen and publican.
18Amen I say to you, whatsoever you shall bind upon earth, shall be bound also in heaven; and whatsoever you shall loose upon earth, shall be loosed also in heaven.
19Again I say to you, that if two of you shall consent upon earth, concerning any thing whatsoever they shall ask, it shall be done to them by my Father who is in heaven.
20For where there are two or three gathered together in my name, there am I in the midst of them.
Leviticus 19:17
View in: NAB
17Thou shalt not hate thy brother in thy heart, but reprove him openly, lest thou incur sin through him.
Leviticus 19:18
View in: NAB
18Seek not revenge, nor be mindful of the injury of thy citizens. Thou shalt love thy friend as thyself. I am the Lord.