Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về Gia Đình và sự Nghèo Khổ

“Hội Thánh là mẹ, và không được quên được thảm cảnh này của con cái mình.  Chính Hội Thánh cũng phải nghèo, để trở nên hiệu quả và đáp ứng với đau khổ lớn lao như thế.  Một Hội Thánh nghèo là một Hội Thánh tự nguyện thực hành sự đơn giản trong cuộc sống của mình – trong các cơ cấu của mình, trong cách sống của các thành viên của mình – để đạp đổ mọi bức tường ngăn cách, đặc biệt là với người nghèo.”

Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô được ban hành ngày 3 tháng 6 năm 2015 trong buổi Triều Yết Chung tại Quảng Trường Thánh Phêrô.  Hôm nay ĐTC tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về Gia Đình.  Ngài giải thích về tầm quan trọng của việc giúp đỡ các Gia Đình Nghèo.

image.adapt.960.high.pope_brazil_day3_01a

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Trong ngày thứ tư này, chúng ta suy nghĩ về gia đình và tiếp tục vấn đề này, suy nghĩ về gia đình.  Giờ đây chúng ta bắt đầu bài giáo lý với sự suy tư để cân nhắc về tính dễ bị tổn thương của các gia đình trong các điều kiện sống mà họ đang bị thử thách.  Các gia đình đang bị thử thách về rất nhiều vấn đề.

Một trong những thử thách này là sự nghèo khổ.  Chúng ta hãy nghĩ đến rất nhiều gia đình đang sinh sống ở các vùng ngoại ô của các thành phố lớn, mà cũng nghĩ đến các vùng nông thôn…  Có biết bao đau khổ, biết bao tồi tệ!  Và rồi, để làm cho vấn đề thêm trầm trọng, ở một số nơi còn xảy ra chiến tranh.  Chiến tranh luôn luôn là một điều khủng khiếp.  Nó cũng đặc biệt ảnh hưởng đến thường dân và các gia đình.  Quả thật, chiến tranh là “mẹ của mọi sự nghèo khổ”, chiến tranh bần cùng hoá gia đình, một dã thú lớn cướp đi sự sống, linh hồn, những cảm giác thánh thiêng nhất và những người thân yêu nhất.

Bất chấp tất cả những điều ấy, có nhiều gia đình nghèo mà vẫn cố gắng sống xứng đáng với nhân phẩm trong cuộc sống hàng ngày của mình, thường thì bằng cách công khai tín thác vào phúc lành của Thiên Chúa.  Tuy nhiên, chúng ta không được dùng bài học này để biện minh cho sự thờ ơ của mình, mà nó phải làm cho chúng ta thêm xấu hổ về thực tại là có quá nhiều nghèo khổ!  Hầu như là một phép lạ khi ngay cả trong cảnh nghèo đói mà các gia đình vẫn tiếp tục hình thành, và thậm chí, khả dĩ để bảo tồn tính nhân bản đặc biệt trong những mối liên hệ của nó.  Thực tại này làm cho những người soạn thảo kế hoạch an sinh phải bực bội vì họ coi tình cảm, việc sinh sản con cái và những liên hệ gia đình như những điều thứ yếu so với phẩm chất của đời sống.  Họ chẳng hiểu gì cả!  Trái lại, chúng ta nên quỳ xuống trước những gia đình này, là những trường học thật sự của nhân loại, họ cứu xã hội khỏi cảnh dã man.

Thực ra, chúng ta còn lại gì nếu chúng ta đầu hàng thư hăm doạ tống tiền của Caesar và Ma Môn, bạo lực và tiền bạc, mà cũng chối từ tình cảm gia đình?  Một nền đạo đức dân sự mới sẽ chỉ có thể đến khi những người có trách nhiệm về đời sống công cộng xắp đặt lại những liên hệ xã hội bắt đầu từ cuộc chiến chống lại tình trạng xoắn quyện éo le giữa gia đình và sự nghèo đói, là điều đưa chúng ta xuống vực thẳm.

Nền kinh tế ngày nay thường chuyên chú vào việc hưởng thụ hạnh phúc cá nhân, nhưng rộng rãi thực hành việc khai thác các mối liên hệ gia đình.  Đó là một mâu thuẫn nghiêm trọng!  Đương nhiên là những công việc bao la của gia đình không được liệt kê trong bản báo cáo tài chính!  Thật vậy, nền kinh tế và chính trị rất keo kiệt với những giải thưởng trong lĩnh vực này.  Tuy nhiên, việc đào luyện bên trong của con người và sự chuyển động của tình cảm trong xã hội có trụ cột của chúng ngay ở đó.  Nếu mất nó, thì tất cả mọi sự đều sụp đổ.

Đó không chỉ là vấn đề cơm bánh.  Chúng ta nói về công ăn việc làm, chúng ta nói về việc giáo dục, chúng ta nói về việc chăm sóc sức khỏe.  Thật quan trọng để hiểu điều này.  Chúng ta luôn luôn rất xúc động khi thấy hình ảnh các trẻ em thiếu ăn và bệnh tật ở rất nhiều nơi trên thế giới được chỉ cho chúng ta.  Đồng thời, chúng ta xúc động trước những cặp mắt lấp lánh của nhiều trẻ em, tuy thiếu thốn đủ mọi thứ, ở trong những trường học không có gì, khi chúng hãnh diện khoe những cây bút chì và tập vở của chúng.  Và cách chúng nhìn cô giáo hoặc thầy giáo của chúng thật trìu mến ra sao!  Thực sự, các trẻ em biết rằng người ta không chỉ sống bằng cơm bánh!  Nhưng cả những tình thương trong gia đình; khi có sự khốn cùng, các trẻ em đau khổ vì chúng muốn tình yêu và các liên hệ gia đình.

Là Kitô hữu, chúng ta phải gần gũi hơn với những gia đình đang bị nghèo đói thử thách.  Nhưng anh chị em có nghĩ rằng tất tất cả anh chị em đều biết có một gia đình nào: người cha đang thất nghiệp, người mẹ không có việc làm… và gia đình đang đau khổ, mối liên gia đình đang bị suy yếu.  Điều này xấu.  Thực ra, những đau khổ xã hội ảnh hưởng đến gia đình và đôi khi phá huỷ nó.  Việc thiếu hoặc mất việc làm, hoặc sự rất bấp bênh của nó, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến gia đình, chồng chất một thử thách nặng nề lên trên các mối liên hệ.  Các điều kiện sống trong các khu phố nghèo nàn nhất, với những vấn đề gia cư và giao thông, cũng như việc giảm bớt các dịch vụ xã hội, y tế và giáo dục, tạo thêm những khó khăn.  Thêm vào những yếu tố vật chất này là những thiệt hại gây ra cho gia đình bởi các kiểu mẫu giả dối, được phổ biến bởi các phương tiện truyền thông, dựa trên chủ nghĩa tiêu thụ và việc tôn thờ vẻ bề ngoài, ảnh hưởng đến các tầng lớp xã hội nghèo nhất và gia tăng sự tan rã của các liên hệ gia đình.  Hãy chăm sóc cho các gia đình, chữa lành những đau khổ, khi sự khốn cùng thử thách gia đình!

Hội Thánh là mẹ, và không được quên được thảm cảnh này của con cái mình.  Chính Hội Thánh cũng phải nghèo, để trở nên hiệu quả và đáp ứng với đau khổ lớn lao như thế.  Một Hội Thánh nghèo là một Hội Thánh tự nguyện thực hành sự đơn giản trong cuộc sống của mình – trong các cơ cấu của mình, trong cách sống của các thành viên của mình – để đạp đổ mọi bức tường ngăn cách, đặc biệt là với người nghèo.  Phải cầu nguyện và hành động. Chúng ta hãy nhiệt thành cầu nguyện với Chúa, để Người lay động chúng ta, biến gia đình Kitô hữu của chúng ta thành những tác nhân chính của cuộc cách mạng gần gũi gia đình này, mà giờ đây quá cần thiết!  Chính sự gần gũi này của gia đình, ngay từ thủa ban đầu, đã làm thành Hội Thánh.  Và chúng ta đừng quên rằng sự phán xét của những người túng thiếu, những người bé nhỏ và người những nghèo tiên liệu sự phán xét của Thiên Chúa (x. Matthew 25:31-46).  Chúng ta đừng quên điều này và hãy làm tất cả mọi sự có thể để giúp các gia đình tiến bước trong cuộc thử thách của nghèo đói và khốn khổ, là điều ảnh hưởng đến tình cảm và các liên hệ gia đình.  Tôi muốn đọc lại bản văn Thánh Kinh mà chúng ta đã nghe lúc đầu và mỗi người trong chúng ta hãy nghĩ đến những gia đình đang bị thử thách bởi đau khổ và nghèo đói, Thánh Kinh nói: “Con ơi, đừng chối từ người nghèo những gì họ cần cho cuộc sống, đừng thờ ơ với cái nhìn của người túng thiếu.  Đừng làm cho kẻ đói phải buồn lòng, đừng chọc giận ai khi họ gặp bước khó khăn.  Đừng làm phiền một tâm hồn đang bực bội, đừng chối từ quà tặng cho kẻ nghèo.  Đừng từ chối lời nài xin của kẻ khốn cùng, đừng ngoảnh mặt đi khi gặp người nghèo khó.  Ai xin con thì đừng lơ mắt, chớ làm cớ cho người ấy nguyền rủa mình.” (HC 4:1-5a).  Bởi vì đó là điều Chúa sẽ làm – như nói trong Tin Mừng – nếu chúng ta không làm những điều này.

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ 

Nguyên bản: http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2015/documents/papa-francesco_20150603_udienza-generale.html.

Matthew 25:31-46
View in: NAB
31And when the Son of man shall come in his majesty, and all the angels with him, then shall he sit upon the seat of his majesty.
32And all nations shall be gathered together before him, and he shall separate them one from another, as the shepherd separateth the sheep from the goats:
33And he shall set the sheep on his right hand, but the goats on his left.
34Then shall the king say to them that shall be on his right hand: Come, ye blessed of my Father, possess you the kingdom prepared for you from the foundation of the world.
35For I was hungry, and you gave me to eat; I was thirsty, and you gave me to drink; I was a stranger, and you took me in:
36Naked, and you covered me: sick, and you visited me: I was in prison, and you came to me.
37Then shall the just answer him, saying: Lord, when did we see thee hungry, and fed thee; thirsty, and gave thee drink?
38And when did we see thee a stranger, and took thee in? or naked, and covered thee?
39Or when did we see thee sick or in prison, and came to thee?
40And the king answering, shall say to them: Amen I say to you, as long as you did it to one of these my least brethren, you did it to me.
41Then he shall say to them also that shall be on his left hand: Depart from me, you cursed, into everlasting fire which was prepared for the devil and his angels.
42For I was hungry, and you gave me not to eat: I was thirsty, and you gave me not to drink.
43I was a stranger, and you took me not in: naked, and you covered me not: sick and in prison, and you did not visit me.
44Then they also shall answer him, saying: Lord, when did we see thee hungry, or thirsty, or a stranger, or naked, or sick, or in prison, and did not minister to thee?
45Then he shall answer them, saying: Amen I say to you, as long as you did it not to one of these least, neither did you do it to me.
46And these shall go into everlasting punishment: but the just, into life everlasting.