Chúa Luôn Yêu Thương và Đồng Hành Với Chúng Ta


CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN (B)
Isaiah 35:4-7a; Tv 146; Gc 2: 1-5; Mc 7: 31-37

Kinh Thánh là một trong những sách hay nhất trong văn chương. Nhiều phần đọc như án thơ, gợi mở những hình ảnh tuyệt đẹp, và gợi hứng cho bao nghệ nhân. “Thiên Chúa là Đấng chăn dắt tôi, tôi không còn thiếu chi”. “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó”. Bài sách Isaia đọc hôm nay là một thí dụ đoạn sách đầy lời văn tuyệt đẹp, gợi những hình ảnh tuyệt vời. “Bấy giờ người què quặt sẽ nhảy nhót như hươu nai, lưỡi người câm cũng sẽ reo hò”. “Nước phun trong sa mạc, dòng nước trong hoang địa. vùng nóng cháy biến thành ao hồ, đất khô hạn sinh trào mạch nước”. Lời văn thật óng mượt, và gợi nên hình ảnh tuyệt vời.

Khi lời văn gợi phát lên những hình ảnh, làm chúng ta chiêm ngưỡng như khi ngâm đọc một bài thơ hay. Nhưng, nguy hiểm là chúng ta trở nên như những người cởi ngựa xem hoa, không hiểu được ý chính của lời văn. Hôm nay chúng ta họp nhau đây để thờ phượng, không phải là người chỉ thích văn thơ, mà còn là những người sống đức tin. Vì thế đến đây để nghe lời Chúa cho cuộc sống chúng ta và cho toàn thế giới. Một thế giới vật chất, đầy phức tạp và không thơ mộng như một bài thơ.

Khi nghe sách Isaia, chúng ta thấy những người nghe Isaia thời đó không có hoàn cảnh sống tốt đẹp. Tại sao ngôn sứ Isaia phải khuyến khích họ “Can đảm lên, đừng sợ!”. Có lẽ họ đang sợ hãi khủng khiếp. Tại sao ngôn sứ lại nói đến nước phun trong sa mạc, có lẽ dân chúng đang bị hạn hán chăng. Tại sao ngôn sứ lại dùng hình ảnh “người què quặt nhảy nhót”, nếu không phải vì dân chúng gặp lúc khó khăn không lê bước được.

Ngôn sứ Isaia nói với dân chúng Israel đang bị giam cầm, không lối thoát khỏi hoàn cảnh đang sống. Họ đã bị quân Babylon đánh bại nặng nề. Họ bị cướp bóc, và lôi ra khỏi nhà. Họ đang sống trong thân phận tù đày nơi đất kẻ thù địch. Nhà của họ, thành phố của họ đã bị phá tan. Đền thờ bị thiêu rụi hoang tàn. Quá khứ huy hoàng của dân Israel không còn nữa. Và hiện nay đang sống trong cảnh lưu đày. Tương lai hầu như mờ mịt. Không ai có sức cứu họ thoát khỏi cảnh khổ cực này. Và nếu họ có thoát được cảnh lưu đày, thì làm sao chạy qua bải sa mạc khô cằn để về đất nước của họ. Và nếu họ có thể chạy thoát về đất nước của họ thì ở đó không còn gì nữa.

Anh chị em có bao giờ bị tù đày chưa? Có bao giờ ở nơi mà chúng ta cảm thấy mình bị lạc lõng chưa? Mới đây một người nói với tôi là ông ta muốn tìm cách sống ngay thật nơi chỗ làm, nhưng ở đó có rất nhiều lừa lọc nên khó sống ngay thật được. Ông ta nói: “Tôi cảm thấy tôi rất khác với những người xung quanh”. Một phụ nữ cho tôi biết là người cháu gái muốn lấy chồng khác chủng tộc, nhưng gia đình cô ta phản đối. Bà ta nói “tôi hết sức giúp đỡ cháu tôi”, nhưng bây giờ gia đình cháu tôi quay lại chống đối tôi. Chính gia đình tôi coi tôi như người dưng”. Và theo bài sách Isaia đọc ngày hôm nay, bà ta có thể coi mình như người xa lại, người bị lưu đày.

Một bà trung niên khác nói là cách đây 20 năm mẹ bà ta bị ung thư, rất đau đớn và phải đánh vật với căn bệnh trong 2 năm trước khi qua đời. Bà ta nói “Tôi cầu nguyện rất nhiều cho mẹ tôi, và đến khi mẹ tôi không khá được, tôi tự hỏi chắc Thiên Chúa đã bỏ tôi rồi. Và vì Thiên Chúa đã bỏ tôi, nên tôi bỏ Thiên Chúa. Và bây giờ tôi phải quay lại một quãng đường dài để về với Chúa, với đời sống đức tin. Và Ngài sẽ ban cho tôi sức mạnh để không còn bỏ Chúa nữa. Và quãng đường dài đó gọi là “Sự trở lại từ chốn lưu đày”.

Sống tuổi già như sống cảnh lưu đày. Chúng ta để lại quá khứ quen thuộc, và phải sống đời sống mới khó khăn. Chúng ta có cảm tưởng như chúng ta không đủ nghị lực để tiếp tục sống đời sống khó khăn này. Hàng ngày chúng ta gặp những người di cư mới đến. Họ phải chiến đấu với ngôn ngữ và văn hóa mới. Thường họ là những người không có nhiều khả năng, nên khó tìm việc làm. Họ mong sự giúp đỡ của các nhà thờ và của cộng đoàn. Nhưng, sự giúp đỡ đó cũng không được dồi dào. Họ sống như những người xa lạ, những người bị lưu đày.

Trong cuộc sống, đã có lần nào chúng ta cảm thấy đang ở cảnh lưu đày khi sống nơi xứ lạ. Có rất nhiều người có lòng tốt muốn giúp đỡ và khuyến khích chúng ta trong những lúc khó khăn. Họ cho chúng ta những lời khuyên. “Sau cơn giông trời lại sáng; mọi sự rồi sẽ không sao đâu”. Nhưng khi có sự đổi thay đời sống, chúng ta dễ bị tan vỡ lối sống bình thường, chúng ta cảm thấy như thế giới chúng ta đang sống trở nên xa lạ. Những lúc đó chúng ta cần nhiều sự giúp đỡ hơn là một lời khuyên bảo. Cũng như dân Israel cần sự giúp đỡ trong lúc họ sống lưu đày. Vì thế Thiên Chúa gởi ngôn sứ Isaia đến với họ. Và Thiên Chúa cũng đến nói với chúng ta, nâng đỡ chúng ta hôm nay qua bí tích thánh thể.

Những hình ảnh ngôn sứ Isaia trình bày rất tuyệt vời, kèm theo những ngôn từ dịu dàng. Đó là lời nói của Thiên Chúa qua miệng ngôn sứ Isaia để thêm sức mạnh cho chúng ta trong bất cứ trường hợp nào mà chúng ta cảm thấy đang sống lưu đày. Thiên Chúa muốn “mở mắt người mù” “thông tai người điếc” như lời ngôn sứ Isaia đã nói. Lời Thiên Chúa là lời đáng cho chúng ta tin cậy. Ai trong chúng ta có lần nào nhìn lại đời mình, đã có ngày sống giống như ngôn sứ Isaia diễn tả chưa. Những cảnh bản thân giống như “cát nóng bỏng”, và “chờ chết khát”. Sau khi đã qua những ngày đó rồi, chúng ta có thể nói là “tôi nghĩ là tôi đã không qua được cảnh đó trong đời tôi”. Và chúng ta có thể kết luận là “nếu không có Chúa ở cùng, thì tôi không thể nào qua được”.

Chúng ta có nhớ Thiên Chúa đã làm gì để rót nước mát vào lòng trí khô cằn của chúng ta. Không những chúng ta đã qua được những ngày khó khăn ấy, mà còn giúp đức tin chúng ta nên mạnh mẽ hơn trước. Lời ngôn sứ Isaia nhắc chúng ta biết là Thiên Chúa không ngừng hoạt động, Ngài không phải là khách bàng quan. Ngài không đứng nhìn chúng ta tự mình xoay sở. Ngài cũng không đứng xa xa để thúc đẩy chúng ta. Không đâu. Rõ là Thiên Chúa đã đến với chúng ta trong cuộc sống lưu đày. Ngài đồng hành với chúng ta. An ủi chúng ta một cách nhẹ nhàng. Nâng đỡ tinh thần chúng ta, ban cho chúng ta dòng nước dịu êm để đời sống chúng ta đơm hoa kết trái.

Phép thánh tẩy liên kết chúng ta nên cộng đoàn, thúc đẩy cùng nhau tụ họp hôm nay qua bí tích Thánh Thể. Qua phép thánh tẩy Thiên Chúa hứa là dù chúng ta bị sống lưu đày ở nơi cực khổ khó khăn nào đi nữa, Ngài cũng ở đó để giúp đỡ, thêm năng lực cho chúng ta để chúng ta không nản lòng.

Chúng ta đến bàn tiệc thánh để lãnh nhận mình và máu thánh Chúa Kitô, là của ăn đường giúp chúng ta đi từ nơi lưu đày về đến nơi tự do. Trong lúc sửa soạn lãnh nhận của ăn đó, chúng ta hãy nghĩ đến nỗi lưu đày mà chúng ta hay một số anh em khác đang phải sống. Hãy nhớ rằng Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta, và Ngài đang đồng hành với chúng ta. Bí tích Thánh thể giúp chúng ta chia sẻ với nhau không những là của ăn đường, mà cả trên đường đi nữa để “vùng nóng bỏng sẽ biến thành ao, và đất khô cằn có mạch nước trào ra” như lời Chúa đã hứa.

Lm Jude Siciliano OP

Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP

Isaiah 35:4-7
View in: NAB
4Say to the fainthearted: Take courage, and fear not: behold your God will bring the revenge of recompense: God himself will come and will save you.
5Then shall the eyes of the blind be opened, and the ears of the deaf shall be unstopped.
6Then shall the lame man leap as a hart, and the tongue of the dumb shall be free: for waters are broken out in the desert, and streams in the wilderness.
7And that which was dry land, shall become a pool, and the thirsty land springs of water. In the dens where dragons dwell before, shall rise up the verdure of the reed and the bulrush.