Hãy Trở Nên Ánh Sáng cho Mọi Người

CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA (B)
Isaia 42:1-4,6-7; T.vịnh 28; TĐCV 10:34-38; Máccô 1: 7-11

Jesus Baptism1

Chúng ta không nên vội vã tìm đến phúc âm hôm nay. Các thầy giảng, các người lo phần nhạc, và các người tổ chức thường có thói quen hỏi “phúc âm hôm nay ra sao?”. Rồi họ bắt đầu lo bài giàng và phụng vụ. Vì thế chúng ta nên dừng lại, không nên vội vã như thế. Bài trích sách ngôn sứ Isaia nhằm mục đích mời gọi chúng ta qua lời văn đầy hình ảnh nhẹ nhàng và đầy chất thơ.

Trí tưởng tượng là một khích lệ cho những người không thấy tương lai và không hy vọng. Lời văn thơ hay có thể khích lệ trí tưởng tượng của chúng ta và gây sống động trong chúng ta và cho chúng thêm hy vọng. Và đó là chủ ý của đoạn văn của Isaia hôm nay.

Đây là bài thơ thứ nhất trong 4 bài Ca nói về “Người Tôi Tớ” (Is 40-55). Mỗi bài Ca trình bày hình ảnh tương đương với phúc âm. Đó là những bài “Ca” với lời thơ văn đẹp đẻ giúp chúng ta tìm phương thế nếu chúng ta không tưởng tượng ra được. Nếu chúng ta là những người cần tìm chi tiết chính xác, chúng ta sẽ thất vọng khi chúng ta nghe lời ngôn sứ. Cử chỉ đầu tiên là chúng ta hỏi “Ai chính là Người Tôi Tớ mà ngôn sứ nói đến?”

Không có câu trả lời nào dễ dàng cho câu hỏi đó. Người Tôi Tớ đây là một người được gọi để làm trung gian ứng nghiệm thánh ý Thiên Chúa. Người Tôi Tớ có thể chính là ngôn sứ với phần việc nói với một dân tộc bị thất bại trong lưu đày – đó là “cây sậy dập” và “tim đèn leo lét”. Người Tôi Tớ có thể là dân Chúa, dân Israel. được gọi trở nên ánh sáng cho các dân tộc để thu hút họ về với Thiên Chúa. Hãy tưởng tượng những người đau khổ vì lưu đày có thể nghe và trông thấy qua lời của ngôn sứ. Họ có thể đang bị đánh đập. bị thua thiệt. Nhưng Thiên Chúa hứa sẽ nâng họ đứng lên. Rồi họ sẽ trở thành công cụ của Thiên Chúa để sửa mọi sự cho ngay thẳng ở trần gian. Họ sẽ săn sóc những người yếu ớt nhất Họ sẽ thu hút những người khác về với Thiên Chúa. Người ta sẽ tự hỏi làm sao một dân tộc bị đàn áp như thế lại có thể thay đổi và vùng lên. Họ sẽ phải kết luận là “chỉ có Thiên Chúa của Israel mới có thể làm nên điều đó được”.

Người Tôi Tớ là ai, không cần phải là điểm chính. Điều rõ ràng là người được chọn sẽ thi hành thánh ý Thiên Chúa, nhưng không phải vì có lực lượng hay sức mạnh. Trái lại, Người Tôi Tớ phải hiền hoà, nhìn thấy nhu cầu của kẻ yếu hèn. “Cây sậy dập, người không nỡ bẻ”. Bên trong hình ảnh của Người Tôi Tớ hiền hoà, chúng ta có sơ phát về hình ảnh bản tính của Thiên Chúa, Đấng đã chọn và gởi Người Tôi Tớ đến với những kẻ cần được giúp đở.

Trong khi chính quyền và các lãnh đạo do dự bởi các tài trợ lớn trong các phe đảng chính trị, Người Tôi Tớ của Thiên Chúa nghe tiếng khóc than của những người trong các nhà tù. Thế giới xét các vị lãnh đạo qua các việc họ đã chinh phục và các chiến thắng của họ. Chắc rằng không một ai trong dịp bầu cử sắp đến dám đưa ra chương trình không nỡ bẻ “cây sậy dập và tắt tim đèn leo lét”.

Vấn đề lãnh đạo mà Người Tôi Tớ trình bày không phải yếu ớt và do dự, ngoại trừ chăm sóc cho người yếu hèn nhất. Đây là Người Tôi Tớ của Thiên Chúa, và Thiên Chúa đã rèn luyện người đó để nên dấu chỉ của lời giao ước của Thiên Chúa đối với dân Ngài. Mục đích của Người Tôi Tớ là gây nên công chính. Người Tôi Tớ có thể hiền hoà, nhưng không yếu hèn, hay thay đổi mau lẹ ra khỏi bổn phận Thiên Chúa đã giao phó cho mình.

Isaia nói về hy vọng trong khó khăn của dân chúng. Đó là lúc người Israel đặt câu hỏi mà chúng ta thường hỏi trong những lúc khó khăn của chúng ta. Trên đất Babylon, với các vị thần của họ, có phải Thiên Chúa của Israel là Chúa thật hay không? Họ tự hỏi Thiên Chúa của họ có mạnh hơn các vị thần của người Babylon hay không? Và đối với người bị nô lệ, họ tự hỏi Thiên Chúa của họ có đủ sức mạnh để che chở họ hay không? Nếu đủ, thì sức mạnh đó sẽ đến với họ như thế nào?

Vì dân Chúa bị lưu đày và bị đau khổ, không những về phần vật chất mà cả về phần thiêng liêng nữa. Chẳng lẽ họ không trông đợi Thiên Chúa nhanh đến cứu họ với một sức mạnh, dập tắt kẻ thù và nâng đỡ Israel, con Chúa, đang thất bại? Trong những lúc khốn đốn chúng ta cũng đặt những câu hỏi như người Israel: Khi nào thì Thiên Chúa sẽ làm điều gì cho chúng ta? Khi nào thì Thiên Chúa sẽ hành động một cách mạnh mẻ thay cho chúng ta?

Trong bài Ca Người Tôi Tớ, người Israel hiểu thêm về thái độ của Thiên Chúa đáp ứng với chúng ta trong những hoàn cảnh yếu hèn. Thiên Chúa sẽ gởi Người Tôi Tớ hiền hoà, không nỡ bẻ cây sậy dập, không nỡ tắt tim đèn leo lét. Còn gì nữa Người Tôi Tớ sẽ tiếp tục phần việc của mình cho dù gặp bao cản trở.

Hôm nay Chúa Giêsu bước vào nước rữa, và Thiên Chúa bày tỏ Ngài hài lòng. Chúa Giêsu, Đấng Thiên Chúa gởi đến, là Đấng mọi người trông đợi. Chúa Giêsu không phải là người hoạt động mau lẹ để giải quyết vấn đề ngay lúc đó. Ngài là Đấng hiền hoà, nghĩ đến việc Ngài làm và sẽ thực hiện điều Ngài làm dưới sự dẫn dắt khôn ngoan của Thiên Chúa đối với chúng ta. Người Tôi Tớ sẽ bị bạc đãi, nhưng sẽ tiếp tục tin tưởng vào thánh ý của Thiên Chúa.

Chúng ta liên hệ với Chúa Giê su qua phép rữa. Đó không phải chỉ là một bí tích để bước vào giáo hội. Đó là bước đầu tiên chúng ta gia nhập vào mầu nhiệm của sự sống, sự chết và sự sống lại của Chúa Kitô. Qua phép rữa tội, chúng ta cùng với Chúa Kitô trở nên tôi tớ của Thiên Chúa. Bài Ca Người Tôi Tớ không chỉ nói về Chúa Kitô, nhưng nói về bản tính của mỗi người trong chúng ta được lãnh qua bí tích rữa tội,

Bây giờ chúng ta, những người tôi tớ hiền hoà, nói lên lời hy vọng đối với những người bị thất vọng. Chúng ta cùng với họ chiến đấu cho công chính và tự do theo đường lối Chúa Giêsu cùng với chúng ta khi Ngài bước vào nước rữa. Giờ đây chúng ta biểu dương quyền uy của Thiên Chúa qua sự hiện diện của chúng ta cùng với những người Chúa Giêsu chấp nhận với phép rữa của Ngài, là cây sậy dập, là tim đèn leo lét, là những người kêu gọi cho công chính qua lời nói và lối sống. Chúng ta là “ánh sáng của các dân tộc” được gọi dể mở mắt cho người mù và đem người bị tù ra khỏi nơi giam giữ.

Lm Jude Siciliano OP

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP