Suy Niệm Chúa Nhật XVII Thường Niên C

Chủ đề của Chúa Nhật hôm nay là nhu cầu thiết yếu của cầu nguyện.

Chủ đề của Chúa Nhật hôm nay là nhu cầu thiết yếu của cầu nguyện. Bài đọc I và Tin Mừng nêu bật mặc khải của Cựu Ước cũng như Tân Ước về việc Thiên Chúa vui thích lắng nghe lời cầu nguyện của chúng ta.

St 18: 20-32

Sách Sáng Thế thuật lại lời cầu bầu thật cảm động của tổ phụ Áp-ra-ham cho dân thành Xơ-đô-ma tội lỗi. Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ nhờ lời khẩn nguyện của người công chính.

Colossians 2:12-14

Đoạn trích thư của thánh Phao-lô gởi các tín hữu Cô-lô-xê đề cập đến việc Phép Rửa đem lại cho chúng ta ơn tha thứ tội lỗi, vì bí tích này được tháp nhập vào cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa Giê-su Ki-tô.

Lc 11: 1-13

Tin Mừng Lu-ca thuật lại giáo huấn của Chúa Giê-su về cầu nguyện: cầu nguyện chính là thân thưa với Thiên Chúa là Cha. Đừng ngại quấy rầy Thiên Chúa, vì Người là Cha đầy yêu thương của chúng ta và chúng ta là con cái của Người.


BÀI ĐỌC I (St 18: 20-32)

Chuyện tích Kinh Thánh nổi tiếng này tiếp nối chuyện tích Kinh Thánh tuần trước thuật lại việc ba nhân vật mầu nhiệm viếng thăm ông Áp-ra-ham dưới cụm sồi Mam-rê, không xa thành Khép-rôn.

1. Ngữ cảnh:

Bản văn ở đây nói rõ cho chúng ta biết rằng một trong ba vị khách là chính Đức Chúa. Ấy vậy, Đức Chúa đã thân hành đến trần gian không chỉ để báo tin cho ông Áp-ra-ham biết rằng sang năm vào độ này hai ông bà sẽ sinh hạ một quý tử, nhưng còn có một mục đích khác: trừng phạt hai thành phố tội lỗi là Xơ-đôm và Gô-mô-ra. Tuy nhiên, hai thành nầy không ở gần cụm sồi Mam-rê, vì thế Đức Chúa sai hai người bạn đồng hành của Ngài đến hai thành đó trong khi Đức Chúa còn đứng nán lại chuyện trò với ông Áp-ra-ham.

Tuy nhiên, Đức Chúa xem ra chưa quyết định dứt khoát: “Ta phải xuống xem thực sự chúng có làm như tiếng kêu trách đã thấu đến Ta không. Có hay không, Ta sẽ biết”. Vì thế còn dành chỗ cho lời cầu bầu của ông Áp-ra-ham.

Ông Áp-ra-ham là một con người quảng đại, thường hằng quan tâm đến những người khác. Ông đã cảm nghiệm tấm lòng từ bi nhân hậu của Đức Chúa. Ông cũng biết rằng ơn gọi của ông có tầm mức hoàn vũ: “Nhờ ngươi, mọi gia tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc” (12: 3). Vì thế, ông thu hết cam đảm cầu bầu cho hai thành ngoại quốc đó.

2. Vai trò cứu độ của người công chính:

Tiến trình mặc cả của ông Áp-ra-ham với Đức Chúa mang tính chất rất đông phương, nhưng nó dâng hiến một chiều kích tinh thần với một cung giọng đặc biệt, nhất là nếu chúng ta nghĩ đến niên biểu rất cổ xưa của chuyện tích này (có thể vào thế kỷ thứ mười trước Công Nguyên, vào triều đại vua Sa-lô-mon). Chuyện tích này vang dội lời phản kháng đầu tiên chống lại khái niệm trừng phạt tập thể, khái niệm này dần dần nhường chỗ cho lời khẳng định về trách nhiệm cá nhân vào thế kỷ sau này: “Cha sẽ không bị xử tử vì con, và con sẽ không bị xử tử vì cha: mỗi người sẽ bị xử tử về tội của mình” (Đnl 24: 16).

Ngoài ra, lời cầu bầu trên môi miệng của ông Áp-ra-ham khơi nguồn ý tưởng rất nhạy bén tại các ngôn sứ: sức mạnh của “nhóm còn sót lại” đối đầu với những thế lực của sự Dữ, nghĩa là vai trò cứu độ của người công chính.

Ông Áp-ra-ham không dám mặc cả với Đức Chúa xuống dưới con số mười người công chính: “Xin Chúa Thượng đừng giận, cho con nói một lần nữa thôi: giả như tìm được mười người thì sao?”. Rồi đến một ngày, viễn cảnh của ơn cứu độ sẽ được dự kiến đạt được nhờ chỉ một người công chính duy nhất, như ngôn sứ Giê-rê-mi-a loan báo: “Hãy rảo quanh đường phố Giê-ru-sa-lem mà xem cho biết. Trên các quảng trường thành phố ấy, hãy tìm xem có gặp được một người, một người biết thi hành luật pháp, biết sống cho chân thật, Ta sẽ dung tha cả thành” (Gr 5: 1). Và chẳng bao lâu sau, một vị ngôn sứ khác, I-sai-a đệ nhị, sẽ mô tả dung mạo Người Tôi Trung, nhờ nỗi thống khổ của chính bản thân mình “sẽ làm cho muôn người nên công chính” (I s 53: 11). Đức Ki-tô sẽ thực hiện những sấm ngôn này; Ngài sẽ là Người Công Chính thập toàn, vì thế lời cầu bầu của Ngài sẽ là độc nhất vô nhị và khôn sánh.

3. Tiêu hủy thành Xơ-đô-ma:

Đoạn trích dẫn hôm nay không nói cho chúng ta biết phần tiếp theo, theo đó vì không gặp thấy mười người công chính ở thành Xơ-đô-ma nên thành Xơ-đô-ma cũng như thành Gô-mô-ra bị tiêu hủy. Chỉ cháu của ông Áp-ra-ham là ông Lót và gia đình ông thoát nạn nhờ hai sứ thần của Đức Chúa can thiệp. Tác giả đặt sự cứu độ của ông Lót và gia đình ông vào trong mối liên hệ với lời cầu bầu của ông Áp-ra-ham: “Khi Thiên Chúa phá hủy các thành trong cả Vùng, Thiên Chúa đã nhớ đến đến ông Áp-ra-ham và đã cứu ông Lót khỏi cuộc tàn phá, khi Người phá đổ các thành nơi ông Lót ở” (St 19: 29).

Quả thật, ở nơi chuyện tích Kinh Thánh này chúng ta nhận ra những truyền thống văn chương hay thần thoại đối chiếu. Nhờ chúng, chúng ta có thể hiểu các tác giả linh hứng đã làm việc như thế nào trên những dữ kiện hay những thần thoại, để từ đó rút ra thần học về lịch sử hay một bài học tinh thần vượt quá bài học mà những chuyện tích ngoại giáo truyền tụng.

4. Chuyện tích đối chiếu:

Trước tiên, chúng ta nên nhớ rằng những thảm họa, dù thuộc trật tự tự nhiên, đều chủ ý được xem như những trừng phạt đến từ Thiên Chúa. Trận đại hồng thủy (9: 4-6) được hiểu như thế nào, hiện tượng tiêu hủy thành Xơ-đô-ma và thành Gô-mô-ra cũng được giải thích như vậy (Matthew 10:15).

Một thần thoại Hy-lạp rất gần với chuyện tích Kinh Thánh, thần thoại về hai ông bà Philémon và Baucis. Thần Zeus, vị thần vĩ đại của dân Hy-lạp, đồng hành với thần Hermès, bí mật thân hành đến thành Phrygie, để trắc nghiệm lòng hiếu khách của dân thành. Mọi cửa nhà đều đóng lại trước họ, chỉ trừ một nhà duy nhất, cặp vợ chồng già, ông Philémon và bà Baucis. Cả hai ông bà vội vả tiếp đón hai người khách lạ và ân cần tiếp đãi hai vị khách lạ một bữa ăn thịnh soạn. Vào sáng sớm, hai vị khách thần linh mời ông Philémon cùng đi theo họ lên đình đồi, ở đó họ chứng kiến thành phố không hiếu khách bị nhận chìm dưới dòng nước.

Nếu chúng ta đọc lại toàn bộ chuyện tích Kinh Thánh, chúng ta gặp thấy những điểm tương đồng với thần thoại Hy-lạp. Điểm nhấn được đặt trên lòng hiếu khách. Lòng hiếu khách đáng khâm phục của hai ông bà Áp-ra-ham và Xa-ra tương phản với cách cư xử hung tợn và thô tục của dân thành Xơ-đô-ma (19: 4-6). Việc dân thành Xơ-đô-ma không hiếu khách bị trừng phạt còn được nêu lên trong Tin Mừng (Matthew 10:10: 15).

Những đối chiếu này chỉ nhằm nêu bật rõ hơn tính trổi vượt của sứ điệp Kinh Thánh. Trong chuyện tích sách Sáng Thế, khi đồng ý với lời cầu bầu khôn nguôi của ông Áp-ra-ham, Thiên Chúa thừa nhận vai trò “cầu thay nguyện giúp” của các thánh trong thế giới.

BÀI ĐỌC II (Colossians 2:12-14)

Thư thánh Phao-lô gởi cho các tín hữu Cô-lô-xê ngỏ lời với cộng đoàn Ki-tô hữu, họ hoang mang trước những đạo lý sai lạc làm mờ đi đức tin chính truyền và đặc biệt giảm thiểu vai trò cứu độ của Đức Ki-tô. Vì thế sứ điệp cốt yếu của thư này nhắm đến tính ưu việt của Đức Ki-tô và phẩm tính trung gian duy nhất của Ngài.

Bấy giờ, thánh Phao-lô khai mở cuộc bút chiến quyết liệt: “Hãy coi chừng chớ để ai gày bẫy anh em bằng mồi triết lý và những tư tưởng giả dối rỗng tuếch theo truyền thống người phàm và theo những yếu tố của vũ trụ chứ không theo Đức Ki-tô” (Colossians 2:8). Giữa những đạo lý được đưa ra có việc nêu lên phép cắt bì và vai trò trung gian được ban cho các thiên thần. Thánh Phao-lô chứng minh sự cao vời khôn ví của Phép Rửa hơn phép cắt bì; Phép Rửa là phép cắt bì tinh thần, nhờ cuộc Tử Nạn và Phục Sinh của Đức Ki-tô.

1. Phép Rửa: cùng chết và sống lại với Đức Ki-tô:

Vào thời kỳ đầu tiên, Phép Rửa được thực hành bởi việc dìm mình vào trong nước. Người chịu phép rửa, cởi bỏ quần áo, bước vào trong bể nước thanh tẩy; sau đó, bước ra khỏi bể nước trong bộ áo quần mới. Đây là nghi thức mai táng theo đó tội nhân cởi bỏ con người xác thịt, tức là con người tội lỗi của mình để được tái sinh trong một đời sống ân sủng và trở thành một tạo vật mới. Cũng có thể nói như vậy, tân tòng được mai táng với Đức Ki-tô và chết cho con người tội lỗi để được phục sinh với Ngài, được tinh tuyền, được ban ơn tha thứ mọi tội lỗi nhờ quyền năng của Chúa Cha; cũng với quyền năng này, Chúa Cha đã phục sinh Con của Người từ cõi chết.

Thần học về Phép Rửa này cũng đã được thánh Phao-lô diễn tả trong thư của thánh nhân gởi cho các tín hữu Rô-ma theo cùng một cách như vậy: “Khi chúng ta được dìm vào nước thanh tẩy, để thuộc về Đức Giê-su Ki-tô, là chúng ta được dìm vào trong cái chết của Ngài sao? Vì được dìm vào trong cái chết của Ngài, chúng ta đã cùng được mai táng với Ngài. Bởi thế, cũng như Ngài đã được sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới. Thật vậy, vì chúng ta đã nên một với Đức Ki-tô nhờ được chết như Ngài đã chết, thì chúng ta cũng sẽ nên một với Ngài, nhờ được sống lại như Ngài đã sống…Chúng ta cũng sẽ cùng sống với Ngài” (Romans 6:3-8). Tuy nhiên, chúng ta ghi nhận nhịp điệu mạnh dần nào đó trong thư gởi các tín hữu Cô-lô-xê; thánh Phao-lô không còn đặt động từ “phục sinh” ở thì tương lai nhưng ở thì quá khứ: “Anh em đã cùng được mai táng với Đức Ki-tô khi chịu phép rửa, lại cùng được phục sinh với Ngài”; thậm chí thánh nhân còn khai triển xa hơn nữa trong thư gởi cho các tín hữu Ê-phê-xô: “Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống với Đức Ki-tô…Người đã cho chúng ta được cùng sống lại và cùng ngự trị với Đức Giê-su Ki-tô trên cõi trời” (Ephesians 3:5-6). Vị thế Đức Ki-tô ngự trị bên cạnh Chúa Cha là vị thế của chúng ta rồi cho dù chúng ta đang sống trên cõi thế.

2. Đức tin:

Mặt khác, trong thư gởi cho các tín hữu Cô-lô-xê, thánh nhân nhấn mạnh sự tất yếu của đức tin, tin vào Thiên Chúa phải là hàng đầu, vì Thiên Chúa là Đấng căn nguyên của ơn cứu độ: chính Thiên Chúa đã làm cho Đức Ki-tô sống lại từ cõi chết, chính Thiên Chúa đã ban ơn tha thứ mọi tội lỗi của chúng ta và chính Thiên Chúa đã xóa sổ nợ bất lợi cho chúng ta. Quả thật niềm tin vào Đức Ki-tô phát xuất từ niềm tin vào Chúa Cha này, vì chính nhờ thập giá mà ơn tha thứ và sự sống đến với chúng ta.

Hình ảnh sau cùng thánh Phao-lô dùng thật thấm thía. Nếu Phi-la-tô đã cho đặt tấm bảng trên đỉnh thập giá để chỉ bản án, thì Thiên Chúa đã đóng đinh vào chính thập giá này “các giới luật”: phép cắt bì, những điều khoản giam hãm chúng ta trong vòng tội lỗi, đó là lời thánh Phao-lô ngỏ với các tín hữu Rô-ma (Romans 4:15; 7:7-25). Như vậy, Phép Rửa là ơn giải thoát, cuộc tái sinh, sự sống đời đời, được khởi sự rồi, vì Đức Ki-tô đã cho chúng ta được liên đới với vận mệnh chết và sống lại của Ngài.


TIN MỪNG (Lc 11: 1-13)

Khi Chúa Giê-su cầu nguyện chính là giờ phút Ngài gặp gỡ thân tình với Cha Ngài, vì thế việc Chúa Giê-su cầu nguyện nơi thanh vắng là “chuyện hằng ngày” vào lúc sáng tinh sương cũng như vào lúc chiều hôm buông xuống. Thánh Mát-thêu đặt giáo huấn này vào trong cái khung Diễn Từ Trên Núi, trong khi thánh Lu-ca đặt giáo huấn của Chúa Giê-su về cầu nguyện ngay liền sau khi Ngài cầu nguyện xong. Chúng ta có thể nói Ngài dẫn đưa các môn đệ của Ngài vào trong chính lời cầu nguyện của Ngài; Ngài cho họ thân thưa với Thiên Chúa là “Cha” như Ngài.

1.Kinh Lạy Cha (11: 2-4)

Bản văn Kinh Lạy Cha của thánh Lu-ca ngắn hơn bản văn của thánh Mát-thêu. Trong khi Kinh Lạy Chúa của thánh Mát-thêu có đến bảy lời nguyện, thì Kinh Lạy Cha của thánh Lu-ca thiếu lời nguyện thứ ba và thứ bảy chỉ còn lại năm lời nguyện làm thành một toàn bộ trọn vẹn, ôm trọn toàn thể đời sống con người đang bị phân cực giữa hạ giới và thiên giới, giữa thiện và ác, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa sự sống và sự chết. Trong hai bản văn này, thật khó mà biết hình thức nào cổ xưa nhất; chắc chắn có hai truyền thống.

“Thưa Thầy, xin dạy cho chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gioan đã dạy các môn đệ của ông”. Quả thật, thánh Lu-ca ám chỉ đến việc thánh Gioan Tẩy Giả huấn luyện các môn đệ của ông về việc cầu nguyện cùng với đời sống khổ hạnh: “Môn đệ ông Gioan năng ăn chay và cầu nguyện” (Lc 5: 33). Ở thánh Lu-ca, Chúa Giê-su bảo các môn đệ: Khi cầu nguyện, anh em hãy nói “Lạy Cha”, còn thánh Mát-thêu thì viết: “Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời” (Matthew 6:9). Phải chăng thánh Lu-ca, vì ngỏ lời với người Ki-tô hữu gốc lương dân nên xem ra đã không muốn định vị Đấng Siêu Việt vào một nơi chốn nhất định nào?

Kinh Lạy Cha bao gồm hai phần: phần thứ nhất hướng về vinh quang của Thiên Chúa, phần thứ hai liên quan đến những nhu cầu phàm nhân của chúng ta.

A.Hướng về vinh quang của Thiên Chúa

a. “Xin làm cho danh Cha vinh hiển”:

Theo văn hóa Do thái, “Danh” được áp dụng cho Thiên Chúa là cách thức tránh gọi “tên” cực thánh của Thiên Chúa. Ngoài ra, hình thức thụ động của động từ: “Xin danh Cha được vinh hiển” là cách thức kinh điển để nói đến hành động của Thiên Chúa mà không phải chỉ ra chủ từ là Thiên Chúa. Trong Tin Mừng Gioan, Chúa Giê-su ngỏ lời trực tiếp với Chúa Cha: “Lạy Cha, xin tôn vinh Danh Cha” (Ga 12: 28), nghĩa là “xin Cha làm thế nào sự thánh thiện của Cha được nhận biết, được công bố, được hiển lộ”.

Cung giọng của lời khẩn cầu hoàn toàn là cung giọng Kinh Thánh. Nhiều bản văn Cựu Ước nêu lên sự thánh thiện của Thiên Chúa và mời gọi con người noi gương sự thánh thiện của Người: “Các ngươi không được xúc phạm đến thánh danh Ta…Ta là Đức Chúa, Đấng thánh hóa các ngươi” (Leviticus 22:32), hay “Các ngươi phải thánh thiện, vì Ta, Đức Chúa, Thiên Chúa của các ngươi, Ta là Đấng Thánh” (Leviticus 19:2). Chúa Giê-su cũng sẽ nói: “Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Matthew 5:48). Vì thế, thay vì chúng ta nguyện xin Chúa Cha bày tỏ sự thánh thiện của Ngài, chúng ta phải có tấm lòng con thảo bằng góp phần vào sự bày tỏ này bằng đời sống thánh thiện của chúng ta.

b. “Triều đại Cha mau đến”:

Triều đại này là triều đại mà thánh Gioan Tẩy Giả đã loan báo: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần” (Matthew 3:2). Đó cũng là triều đại mà Chúa Giê-su đích thân công bố: “Thời kỳ đã mãn, và Triều đại Thiên Chúa đã đến gần” (Mc 1: 15). Đó không gì khác hơn là ý định cứu độ của Thiên Chúa trên nhân loại.

Ở đây lời khẩn nguyện vẫn còn thuộc Kinh Thánh. Chúng ta đọc thấy lời khẩn nguyện này tại I-sai-a đệ nhị, vị ngôn sứ đặt trên miệng của sứ giả loan báo Tin Mừng “Thiên Chúa ngươi là vua hiển trị” (Isaiah 52:7). Tại các thánh vịnh gia,  Đức Chúa ngự đến, xét xử địa cầu theo đường công chính, xét xử muôn dân theo chân lý của Người (Tv 96, 97, 98, vân vân).

Chúa Giê-su bảo chúng ta cầu xin cho triều đại Cha mau đến, không loại trừ rằng lời khẩn nguyện này nhắm đến việc Nước Trời ngự đến một cách vĩnh viễn. Đây là điểm nhấn ở nơi lời cầu nguyện của các Ki-tô hữu tiên khởi: “Marana Tha!”, nghĩa là “Lạy Ngài, xin hãy đến” (1Cr 16: 22; Kh 22: 20).

B. Liên quan đến những nhu cầu phàm nhân của chúng ta:

a. “Xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy”:

Lời khẩn nguyện này của Tin Mừng Lu-ca hơi khác với lời khẩn nguyện của Tin Mừng Mát-thêu. Lời khẩn nguyện của Lu-ca này cầu xin cho ngày nào có đủ lương thực ngày ấy; không được tích trử như Đức Chúa đã căn dặn đối với bánh man-na trong sa mạc: “Đừng có ai để dành cho đến sáng” (Xh 16: 19). Có lẽ rất nhạy bén trước tiếng kêu của người nghèo, thánh Lu-ca diễn tả ở nơi lời khẩn nguyện này nỗi xao xuyến của ngày mai: “Xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy”. Chúng ta lưu ý rằng lời khẩn nguyện của thánh Mát-thêu: “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày” chỉ một hành động tái diễn hằng ngày, trong khi lời khẩn nguyện của thánh Lu-ca chỉ một hành động đúng thời đúng buổi.

Vấn đề được đặt ra ở đây: lời khẩn nguyện này nhắm đến lương thực vật chất hay lương thực tinh thần?

Có hai cách giải thích. Theo cách giải thích thứ nhất, lương thực mà chúng ta cầu xin ở đây nhằm cuộc sống hằng ngày; cách giải thích này được tăng cường bởi sự hiện diện của đại từ ngôi thứ nhất số nhiều (chúng ta), nghĩa là lương thực của con người. Theo cách giải thích thứ hai, lương thực chúng ta cầu xin ở đây là lương thực thần thiêng nhắm đến Nước Trời; cách giải thích này được ủng hộ bởi văn mạch của phần thứ hai Kinh Lạy Cha, trong đó rõ ràng những lời khẩn nguyện đều thuộc lãnh vực tinh thần: “xin tha tội cho chúng con”, “xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ”; vì thế, lời khẩn cầu này chỉ nhằm lương thực vật chất khó mà hòa hợp với toàn bộ bản văn. Cuối cùng, về phương diện lịch sử, các Giáo Phụ đã giải thích lương thực mà chúng ta cầu xin Chúa ban cho hằng ngày là Thánh Thể.

b. “Xin tha tội cho chúng con…”:

Chúa Giê-su đã truyền cho các môn đệ: “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa tha thứ” (Lc 6: 36-38). Chính ở nơi thái độ này mà Ngài mời gọi chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa tha thứ.

– Vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con”: Điều kiện để xin Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta, chính là chúng ta phải tha thứ cho anh chị em mình. Ở đây, lời khẩn nguyện này của thánh Lu-ca hơi khác với lời khẩn nguyện của thánh Mát-thêu. Cả hai thánh ký đều sử dụng hình ảnh pháp lý:“mắc nợ”, nhưng thánh Lu-ca dùng từ “mắc lỗi” để nhấn mạnh việc tha thứ cách tổng quát.

c. “Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ”:

Trong bản văn Mát-thêu, lời khẩn nguyện này không chỉ cầu xin cho khỏi sa chước cám dỗ, nhưng còn chỉ ra cho biết chước cám dỗ này từ đâu đến: “Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ” (Matthew 6:13). Ở tại vườn Ô-liu, Chúa Giê-su bảo các môn đệ: “Dậy mà cầu nguyện, kẻo sa chước cám dỗ” (Lc 22: 46). Thánh Lu-ca xác định rằng chính Xa-tan là tác giả của những chước cắm dỗ này: “Si-mon, Si-mon ơi, kìa Xa-tan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo” (Lc 22: 31). Thánh Gia-cô-bê trong thư của ngài xem ra ám chỉ đến cách giải thích sai lạc về lời khẩn nguyện này của Kinh Lạy Cha: “Khi bị cám dỗ, đừng ai nói: ‘Tôi bị Thiên Chúa cám dỗ’, vì Thiên Chúa không thể bị cám dỗ làm điều xấu , và chính Người cũng không cám dỗ ai” (Gc 1: 13).

2. ĐỪNG SỢ QUẤY RẦY THIÊN CHÚA (11: 5-13)
Tiếp liền theo sau lời dạy về Kinh Lạy Cha, Chúa Giê-su kể cho chúng ta dụ ngôn về người bạn quấy rầy để mời gọi chúng ta đừng sợ quấy rầy Thiên Chúa. Chắc chắn lời cầu xin của chúng ta được Thiên Chúa lắng nghe và nhận lời. Còn lời nào có thể thuyết phục chúng ta siêng năng cầu nguyện với Thiên Chúa cho bằng những lời này: “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho”, có nghĩa “Anh em cứ xin, Thiên Chúa sẽ ban cho; cứ tìm, Người sẽ cho thấy; cứ gõ cửa, Người sẽ mở cho”, bởi vì Đấng mà chúng ta cầu xin là Cha của chúng ta ở trên trời, Ngài sẽ ban cho chúng ta điều thiện hảo nhất, đó là: “Thánh Thần”. Trong bản văn tương ứng, thánh Mát-thêu đơn giản nói về “những của tốt lành” mà Chúa Cha sẽ ban cho những ai cầu xin Người (Matthew 7:7-11), còn thánh Lu-ca thì kể ra “Thánh Thần”, mà thánh ký sẽ nêu bật nhiều lần tác động của Ngài trong Giáo Hội tiên khởi trong sách Công Vụ Tông Đồ. Thánh Phao-lô nói với các tín hữu Rô-ma về vai trò không thể thiếu của Thần Khí trong đời sống của mỗi người Ki-tô hữu: “Phần anh em, anh em đã không lãnh nhân Thần Khí khiến anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên: “Áp-ba! Cha ơi!” (Romans 8:15) và “Thần khí cầu thay nguyện giúp cho dân thánh theo đúng ý Thiên Chúa” (Romans 8:27).

Lm Inhaxiô Hồ Thông

Colossians 2:12-14
View in: NAB
12Buried with him in baptism, in whom also you are risen again by the faith of the operation of God, who hath raised him up from the dead.
13And you, when you were dead in your sins, and the uncircumcision of your flesh; he hath quickened together with him, forgiving you all offences:
14Blotting out the handwriting of the decree that was against us, which was contrary to us. And he hath taken the same out of the way, fastening it to the cross:
Matthew 10:15
View in: NAB
15Amen I say to you, it shall be more tolerable for the land of Sodom and Gomorrha in the day of judgment, than for that city.
Matthew 10:10
View in: NAB
10Nor scrip for your journey, nor two coats, nor shoes, nor a staff; for the workman is worthy of his meat.
Colossians 2:12-14
View in: NAB
12Buried with him in baptism, in whom also you are risen again by the faith of the operation of God, who hath raised him up from the dead.
13And you, when you were dead in your sins, and the uncircumcision of your flesh; he hath quickened together with him, forgiving you all offences:
14Blotting out the handwriting of the decree that was against us, which was contrary to us. And he hath taken the same out of the way, fastening it to the cross:
Colossians 2:8
View in: NAB
8Beware lest any man cheat you by philosophy, and vain deceit; according to the tradition of men, according to the elements of the world, and not according to Christ:
Romans 6:3-8
View in: NAB
3Know you not that all we, who are baptized in Christ Jesus, are baptized in his death?
4For we are buried together with him by baptism into death; that as Christ is risen from the dead by the glory of the Father, so we also may walk in newness of life.
5For if we have been planted together in the likeness of his death, we shall be also in the likeness of his resurrection.
6Knowing this, that our old man is crucified with him, that the body of sin may be destroyed, to the end that we may serve sin no longer.
7For he that is dead is justified from sin.
8Now if we be dead with Christ, we believe that we shall live also together with Christ:
Ephesians 3:5-6
View in: NAB
5Which in other generations was not known to the sons of men, as it is now revealed to his holy apostles and prophets in the Spirit:
6That the Gentiles should be fellow heirs, and of the same body, and co-partners of his promise in Christ Jesus, by the gospel:
Romans 4:15; 7:7-25
View in: NAB
415For the law worketh wrath. For where there is no law, neither is there transgression.
77What shall we say, then? Is the law sin? God forbid. But I do not know sin, but by the law; for I had not known concupiscence, if the law did not say: Thou shalt not covet.
8But sin taking occasion by the commandment, wrought in me all manner of concupiscence. For without the law sin was dead.
9And I lived some time without the law. But when the commandment came, sin revived,
10And I died. And the commandment that was ordained to life, the same was found to be unto death to me.
11For sin, taking occasion by the commandment, seduced me, and by it killed me.
12Wherefore the law indeed is holy, and the commandment holy, and just, and good.
13Was that then which is good, made death unto me? God forbid. But sin, that it may appear sin, by that which is good, wrought death in me; that sin, by the commandment, might become sinful above measure.
14For we know that the law is spiritual; but I am carnal, sold under sin.
15For that which I work, I understand not. For I do not that good which I will; but the evil which I hate, that I do.
16If then I do that which I will not, I consent to the law, that it is good.
17Now then it is no more I that do it, but sin that dwelleth in me.
18For I know that there dwelleth not in me, that is to say, in my flesh, that which is good. For to will, is present with me; but to accomplish that which is good, I find not.
19For the good which I will, I do not; but the evil which I will not, that I do.
20Now if I do that which I will not, it is no more I that do it, but sin that dwelleth in me.
21I find then a law, that when I have a will to do good, evil is present with me.
22For I am delighted with the law of God, according to the inward man:
23But I see another law in my members, fighting against the law of my mind, and captivating me in the law of sin, that is in my members.
24Unhappy man that I am, who shall deliver me from the body of this death?
25The grace of God, by Jesus Christ our Lord. Therefore, I myself, with the mind serve the law of God; but with the flesh, the law of sin.
Matthew 6:9
View in: NAB
9Thus therefore shall you pray: Our Father who art in heaven, hallowed be thy name.
Leviticus 22:32
View in: NAB
32Profane not my holy name, that I may be sanctified in the midst of the children of Israel. I am the Lord who sanctify you,
Leviticus 19:2
View in: NAB
2Speak to all the congregation of the children of Israel, and thou shalt say to them: Be ye holy, because I the Lord your God am holy.
Matthew 5:48
View in: NAB
48Be you therefore perfect, as also your heavenly Father is perfect.
Matthew 3:2
View in: NAB
2And saying: Do penance: for the kingdom of heaven is at hand.
Isaiah 52:7
View in: NAB
7How beautiful upon the mountains are the feet of him that bringeth good tidings, and that preacheth peace: of him that sheweth forth good, that preacheth salvation, that saith to Sion: Thy God shall reign!
Matthew 6:13
View in: NAB
13And lead us not into temptation. But deliver us from evil. Amen.
Matthew 7:7-11
View in: NAB
7Ask, and it shall be given you: seek, and you shall find: knock, and it shall be opened to you.
8For every one that asketh, receiveth: and he that seeketh, findeth: and to him that knocketh, it shall be opened.
9Or what man is there among you, of whom if his son shall ask bread, will he reach him a stone?
10Or if he shall ask him a fish, will he reach him a serpent?
11If you then being evil, know how to give good gifts to your children: how much more will your Father who is in heaven, give good things to them that ask him?
Romans 8:15
View in: NAB
15For you have not received the spirit of bondage again in fear; but you have received the spirit of adoption of sons, whereby we cry: Abba (Father).
Romans 8:27
View in: NAB
27And he that searcheth the hearts, knoweth what the Spirit desireth; because he asketh for the saints according to God.