Tự Thanh Luyện Tâm Hồn nhờ Lời Chúa và Thần Khí Ngài

CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN – B

Đệ Nhị Luật. 4: 1-2, 6-8; Tvịnh 15; Giacôbê 1: 17-18, 21b-22, 27; Máccô. 7: 1-8,14 – 15, 21-23

Mỗi khi người nào thật tình đến hỏi Chúa Giêsu điều gì thì Chúa Giêsu trá lời. Ngài cũng trả lời những người Pharisêu hỏi với vẻ thật tình. Như khi họ hỏi về việc ly dị (10:2-12). Chúa Giêsu cũng trả lời cho người thanh niên giàu có thật tình hỏi Ngài “Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để có sự sống đời đời làm gia nghiệp?” Chúa Giêsu đã trả lời, và làm cho người đó suy nghĩ (10:17-25)

Nhưng, hôm nay, Chúa Giêsu tỏ vẻ không đủ kiên nhẫn và rộng rãi với những người Pharisêu hỏi Ngài về việc các môn đệ Ngài không rửa tay trước khi dùng bữa. Những người lãnh đạo tôn giáo này không có vẻ thật tình như những người Pharisêu khác muốn hỏi Chúa Giêsu để Ngài chỉ hướng dẫn giúp. Giới Pharisêu có nhiệm vụ của họ, họ không muốn chất vấn Chúa Giêsu về những truyền thống tôn giáo.

Máccô nói đám đông quần chúng theo Chúa Giêsu từ Giêrusalem den Galilê. Có khi Ngài đến những vùng quê, giữa những người nghèo, và thất học. Những người đó không biết truyền thống của các bậc tiền nhân và của các tổ chức tôn giao ở Giêrusalem bắt buộc các người đạo đức Do Thái phải tuân giữ. Đến nay các câu chuyện trong phúc âm Máccô cho thấy Chúa Giêsu được nhiều người biết đến, ngay cả những người ngoại đạo. Đó là một mối đe dọa cho các tổ chức tôn giáo. Và tiếp theo đó là câu chuyện về người phụ nữ Cana, người Hy lạp gốc Phênixi. là người ngoại, tìm đến Chúa Giêsu để xin Ngài trừ quỷ cho con bà. Và Ngài đã chữa cho con gái bà (7:25-30).

Những kinh sư ở Giêrusalem mong muốn được thấy trật tự và thủ tục truyền thống của các Trưởng lão được tôn trọng. Hình như Máccô viết phúc ấm cho số quần chúng rộng lớn hơn, những người không phải là Do Thái, Máccô tốn thời gian giải thích các truyền thống tôn giáo. Chúa Giêsu nói là những người Pharisêu và kinh sư chú trọng đến hình thức của tôn giáo “hơn là với các giới răn của Chúa”. Không giống như những người chân thành tìm kiếm. Họ đã cố gắng lắng nghe Chúa Giêsu như một quy tắc của tôn giáo trong suốt phúc âm này.

Chúa Giêsu, bỏ qua câu hỏi của họ về rửa tay và đi vào chủ điểm của vấn đề: Về những người đang nắm giữ “truyền thống của con người”, Là họ đã không dành nhiều thời gian và năng lực giảng dạy sâu sắc hơn. Đáng lẽ ra họ cần phải để nhiều thì giờ và năng lực dạy dân chúng những điều về tình thương yêu, sự thông cảm, và lẻ công chính mà Thiên Chúa đòi hỏi. Chúa Giêsu dùng lời ngôn sứ Isaia “Dân nầy tôn kính Ta ngoài môi miệng, còn lòng chúng thì xa Ta”

Bài phúc âm hôm nay không đọc những câu từ số 9 đến số 13. Thật rất đáng tiếc, vì những câu đó nói về giáo lý Corban. Giáo lý đó do một số kinh sư dạy về con cái không bắt buộc phải lo cho cha mẹ (Xh 20:12; Tl 5:16). Chúa Giêsu chỉ rõ sự độc ác đó trong thủ tục tôn giáo mà người Pharisêu bênh vực. Vậy thử hỏi có những tập quán tôn giáo nào mà đã trở thành thói quen “vì chúng ta đã quên làm như vậy”, nhưng không còn để ý đến giá trị mà họ đã được thiết kế lúc ban đầu để gìn giữ và nhắc nhở trong lòng chúng ta hay sao?

Việc rửa tay và dùng các dụng cụ là việc chúng ta thường “để ý đến” trong văn hoá thời nay. Trong mùa có bệnh cúm, chúng ta thường mang theo chai nước khử trùng để rửa tay khi ăn ở ngoài nhà. Có vài nhà thờ có để chai nước khử trùng trên bàn để chén thánh để linh mục và các người giúp phát mình máu Thánh Chúa rửa tay trước khi họ cầm đến chén thánh. Thật ra thì Chúa Giêsu không nói đến việc vệ sinh trước khi dùng bữa, nhưng Ngài muốn nói đến việc quá chú trọng để duy trì hình thức mà coi thường tinh thần điều răn của Thiên Chúa.

Sau đó Chúa Giêsu lại gọi đám đông đến để dạy cho họ hiểu rõ “không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra, mới làm cho con người ra ô uế”.(7:14) Lúc này chúng ta được nhắc nhỡ là không nên ăn những thứ có thể làm hại đến cơ thể. Như ăn nhiều muối, đường và các chất béo có thể hại cho tim. Nhưng Chúa Giêsu không nói đến các thức ăn có hại đến cơ thể. Chúa Ngài chú trọng đến những gì từ lòng chúng ta phát xuất ra, như hành vi tàn bạo bởi lòng độc ác. Nếu chúng ta theo từng chữ của lề luật, chúng ta có thể tự hào, và nghĩ là chúng ta đã sống công chính với Thiên Chúa, chúng ta đã làm mọi sự theo lề luật.

Nhưng trong khi hình thức và nghi thức phụng vụ là việc hành đạo, Thiên Chúa lại chú trọng đến việc thanh lọc bên trong. Nếu lòng chúng ta được trong sáng thì lời nguyện và hành động bởi đó sẽ đúng theo điều Thiên Chúa muốn. Nếu chúng ta hành động bởi ý ngay lành của lòng thanh sạch, thì chúng ta biết làm gì cho dù chúng ta không biết rõ luật lệ của sự việc đó ra sao.

Bài phúc âm hôm nay nhắc chúng ta là có những truyền thống tốt có thể giúp hướng dẫn hành động của chúng ta. Chúng ta được dạy và được hướng dẫn từ khi còn nhỏ: như đi nhà thờ ngày Chúa nhật; đọc kinh trước khi dùng bữa; đọc kinh chung trong gia đình; giữ chuỗi Mân Côi trong túi; đọc Thánh Kinh hằng ngày; đốt cây nến trước hình ảnh Chúa và Mẹ trong nhà; đem bánh đến xin làm phép trong ngày lễ thánh bổn mạng v.v… Có những thủ tục và kinh nguyện tốt đẹp đều được gìn giữ cẩn thận trong lòng và suốt đời chúng ta. Một lòng tốt tinh tuyền sinh hoa quả tốt hàng ngày.

Chúa Giêsu cho chúng ta biết bao nhiêu điều xấu sinh ra bởi lòng dạ độc ác. Những điều xấu xa phát xuất từ lòng người ô uế. “Sách bình luận về kinh thánh” cho biết những điều Máccô viết, tệ nạn phát xuất từ lòng người nham hiểm là những tật xấu thường ghi trong văn học Hy Lạp. Có tất cả 12 điều xấu: 6 điều là số nhiều chỉ định thái độ xấu và 6 điều số ít chỉ định tật xấu. Nói cách khác thì đây là danh sách các điều xấu, và đã được dùng trong các cộng đoàn tín hữu mà Máccô viết cho họ.

Chúa Giêsu đặt trọng tâm vào sự liên hệ giữa con người và cho dân chúng biết những điều thánh thiện. Đó là những điều mà chúng ta xem là luật lệ và truyền thống, để viết ra những nhân đức và những tật xấu hướng dẫn chúng ta sống thanh sạch trong cộng đoàn. Chúa Giêsu không dạy chúng ta bỏ qua những luật lệ và truyền thống loài người. Trái lại, Ngài chú trọng nhiều đến sự thật bên trong hơn là lề luật bên ngoài.

Phúc âm thách thức chúng ta nhìn vào thâm tâm mình là cái tôi đang tồn tại. Có người giữ lề luật bên ngoài và ăn nói một cách thanh thoát, nhưng trong thâm tâm họ có nhiều tật xấu mà Chúa Giêsu đã nêu ra. Không phải những người đó lừa dối người khác, mà chính họ tự lừa dối mình. Chúng ta cần thanh lọc lòng trí chúng ta theo thần khí Chúa Giêsu. Hãy tìm cách xét lại các tật xấu đang ẩn náu trong ta dưới hình thức: tự bào chữa, hay vì gìn giữ giá trị gia đình, vì lòng yêu nước, và theo phúc âm hôm nay đó chính là giữ thủ tục tôn giáo.

Thư thánh Giacôbê giúp chúng ta quyết định là tôn giáo có thật giúp thanh lọc lòng trí chúng ta hay không “Có lòng đạo đức tinh tuyền và không tì ố trước mặt Thiên Chúa Cha là: Thăm viếng cô nhi qủa phụ lâm cảnh gian truân, và giữ mình cho khỏi mọi vết nhơ của thế gian”(1-27) Đó là lòng thanh sạch mà chúng ta muốn dâng lên Thiên Chúa trong phép Thánh Thể hôm nay. Tấm lòng được thanh luyện bởi Lời Chúa mà chúng ta được nghe và bởi thức ăn nuôi dưỡng sự sống mà chúng ta lãnh nhận.

Lm Jude Siciliano, OP

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP